Các nhà khoa học vừa phát hiện ra dấu vết hóa thạch được biết đến sớm nhất của các sinh vật đa bào có thể di chuyển được, đánh bại hoá thạch từng giữ kỷ lục trước đó có niên đại 1,5 tỷ năm.
Hoá thạch cổ đại trước khi được phát hiện nằm ẩn mình trong một mỏ đá phiến ở bờ biển phía tây châu Phi.
Những cấu trúc giống như ống mỏng được chạm khắc trong lớp trầm tích cổ đại cho thấy dấu vết của những sinh vật nhỏ như sên sống và luồn lách trong một môi trường ẩm ướt, lầy lội khoảng 2,1 tỷ năm trước.
Mặc dù không xác định được chính xác sinh vật cổ đại này trông như thế nào nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng với các đường hầm hình chuỗi được tạo ra bởi một thứ giống như một đàn amip hoặc nấm nhầy với các sinh vật đơn lẻ kết hợp với nhau.
“Các sinh vật này đã di chuyển để tìm kiếm các chất dinh dưỡng và oxy được tạo ra bởi thảm vi khuẩn trên mặt nước, dưới đáy biển.
Kết quả xác minh đưa ra một số câu hỏi hấp dẫn về lịch sử sự sống trên Trái Đất và cách thức cũng như thời điểm các sinh vật bắt đầu di chuyển”, nhà nghiên cứu địa chất học Ernest Chi Fru từ Đại học Cardiff cho biết.
Địa điểm phát hiện ra hoá thạch cũng là một nguồn có nhiều hóa thạch quan trọng niên đại từ kỷ nguyên Paleoproterozoi (kéo dài từ 2,5 tỷ đến 1,6 tỷ năm trước), bao gồm cả hóa thạch được đề xuất là ví dụ sớm nhất về sự sống đa bào, được phát hiện trước đó vào năm 2010.
Theo Dantri