Loài ếch Beelzebufo sống cách đây 68 triệu năm trước ở Madagascar được cho là có khả năng ăn thịt cả những con khủng long nhỏ nhờ lực cắn mạnh bằng chó sói và hổ cái.

Các nhà khoa học từ các trường đại học ở Mỹ và Anh vừa tiến hành một nghiên cứu về lực cắn của các loài săn mồi, trong đó có loài ếch sừng khổng lồ. Nghiên cứu phát hiện ra, những con ếch sừng nhỏ có đầu rộng 4,5 cm có thể cắn với lực 30 N. Còn những con ếch sừng lớn ở vùng Nam Mỹ có đầu rộng 10 cm có thể cắn với lực mạnh 500 N.

Ếch sừng khổng lồ ở Nam Mỹ. Ảnh: Sciencedaily
Ếch sừng khổng lồ ở Nam Mỹ. Ảnh: Sciencedaily

Từ dữ liệu này, các nhà khoa có rút ra một so sánh với loài ếch đã tuyệt chủng Beelzebufo - một loài ếch có rất nhiều điểm tương đồng với các con ếch sừng đang sống. Nếu xét theo quy mô về kích cỡ đầu với lực cắn, các nhà khoa học ước tính lực cắn của Beelzebufo có thể đạt 2200 N, tức là tương đương với những loài ăn thịt nguy hiểm bậc nhất hiện nay như chó sói và hổ cái.

“Với lức cắn như vậy, Beelzebufo sẽ có thể giết chết cả những con khủng long con và nhỏ cùng sinh sống trong môi trường” – Tiến sĩ Marc Jones tại Đại học Adelaide nói.

Việc nghiên cứu về lực cắn của ếch sừng đã cho phép các nhà sinh học biết được nhiều hơn về loài ếch đã tuyệt chủng.

“Nhiều người nhận ra những con ếch sừng hôi hám vì chúng có cái đầu to và thân béo tròn. Tuy nhiên, những kẻ săn mồi này đã cho chúng ta cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn về đặc điểm sinh học của loài ếch khổng lồ đã tuyệt chủng” - Sean Wilcox – một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học California cho biết.