Từ lâu các nhà khoa học đã đau đầu tìm câu trả lời cho bí ẩn người hiện đại rời khỏi châu Phi thế nào. Và gần đây, họ gần như đã có lời giải, nhờ sự xuất hiện cuả một mô hình mẫu.

Dựa trên những nghiên cứu về con đường di chuyển khỏi châu Phi của người hiện đại: các sự kiện di cư, những bằng chứng ti thể DNA, các nhà khoa học đứng đầu là tiến sĩ Mark Lipson- khoa di truyền thuộc Đại học Y Harvard, Mỹ - đã đưa ra một mô hình tái hiện lại hành trình di cư của người hiện đại cổ.

“Mô hình của chúng tôi có thể coi là một sự tổng hợp chi tiết của những dữ liệu đã được thu thập, đồng thời nó là nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn về sau này” - tiến sĩ Mark cho hay.

Sau khi tính toán tới các sự kiện giao hợp chéo có liên quan tới người hominids, mô hình mới chỉ ra rằng có một sự phân chia rõ ràng dân số phía đông và phía Tây khi người hiện đại rời châu Phi. Sự kiện này diễn ra cách đây ít nhất 45.000 năm, khi đó Australia và New Guinea vẫn chưa tách ra, nằm ở nhóm các nước phía đông.
Sơ đồ di cư của người hiện đại khỏi châu Phi, dựa trên dữ liệu ti thể DNA.
Sơ đồ di cư của người hiện đại khỏi châu Phi, dựa trên dữ liệu ti thể DNA.

“Một vài chủng người lớn ở khu vực Á-Âu có mặt tại đây khá sớm, ngay khi nguời hiện đại rời châu Phi” - tiến sĩ Lipson cho hay.

Tuy nhiên, giả thuyết "con đường phía nam", vẫn chưa được hiểu một cách tường tận. Theo đó, những nghiên cứu trước đây cho rằng loài người phân bố rộng rãi trên toàn cầu là do 4 sự kiện di cư chính, gây ra bởi khí hậu thay đổi. Tuy nhiên, giả thuyết này lại không phù hợp với thuyết di cư mới.

“Chúng tôi không tìm thấy chứng cứ về tổ tiên ở phần phía nam địa cầu trong cơ thể người hiện đại ngày nay” – tiến sĩ Lipson cho hay,

Ngoài ra, theo tiến sĩ Lipson, mô hình tái hiện lại hành trình di cư của người hiện đại cổ sẽ được dùng để kiểm tra thêm nhiều dữ liệu khác, từ đó đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử loài người.

“Trong tương lai, những chủng người mới sẽ được thêm vào mô hình này để kiểm tra xem chúng thích ứng thế nào với rất những nhóm cư dân khác”.