Vàng chiếm khoảng 0,02% trong máu và nếu muốn tích tụ được đủ vàng để bán (28gr), bạn cần lượng máu của khoảng 40.000 người.
Một bài viết đăng trên trang LiveScience dẫn lời TS Daniel Landau - nhà huyết học thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida (Mỹ) - cho biết, khi mới sinh ra, các em bé có rất ít máu (khoảng 0,2 lít với những bé nặng từ 2,3-3,6 kg; nhưng đến khoảng 5-6 tuổi, các em đã có lượng máu tương đương người trưởng thành. Đây là thời điểm tỷ lệ giữa lượng máu và trọng lượng toàn cơ thể đạt mức cao nhất trong đời con người.
Lượng máu trung bình ở mỗi người trưởng thành là từ 4,5-5,5 lít - chiếm 8-10% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, nếu một người nặng 54kg thì lượng máu trong cơ thể họ sẽ ở khoảng 4,4-5,4kg.
Khi bạn hiến máu, các nhân viên y tế sẽ lấy khoảng nửa lít máu từ cơ thể bạn. Các tế bào máu có thời gian sống khoảng 120 ngày sau khi rời cơ thể. Sau khi bị lấy máu, cơ thể bạn tiếp tục tạo ra các tế bào máu mới từ tủy xương. Đó là lý do các chuyên gia khuyến khích những người có sức khỏe bình thường hiến máu cứu người mà không sợ tổn hại đến mình. Tuy vậy, quá trình tái tạo tế bào máu đòi hỏi chút ít thời gian, nên bạn không thể hiến máu mỗi ngày.
Ở người trưởng thành, máu chứa khoảng 3 lít plasma, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Vitamin, chất điện giải và các chất dinh dưỡng khác hòa tan trong máu và vận chuyển tới các tế bào của cơ thể cùng các cơ quan nội tạng.
Vàng chiếm khoảng 0,02% trong máu và nếu muốn tích tụ được đủ vàng để bán (28gr), bạn cần lượng máu của khoảng 40.000 người.
So với vàng, sắt có nhiều hơn trong máu. Đây là nguyên tố giúp các tế bào hồng cầu giữ được hình dạng bình thường. Cơ thể người lớn chứa khoảng 3-4gr sắt trôi nổi trong máu.
Hòa An (Tổng hợp)