Thanh kiếm Câu Tiễn được làm từ đồng và thiếc vẫn giữ được độ sắc bén và sáng bóng sau hàng nghìn năm tồn tại.

Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn là cổ vật từ thời Xuân Thu (771-403 trước Công nguyên), nổi tiếng vì vẫn giữ nguyên vẻ ngoài sáng bóng và sự sắc bén sau 2.700 năm, điều rất hiếm gặp với những cổ vật có niên đại lâu như vậy, theo Vintage News.

Thanh kiếm này được tìm thấy vào tháng 12/1965tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trongmột ngôi mộ cách Dĩnh Nam, kinh đô cũ của nước Sở, khoảng 7 km. Nó được đặt trong bao kiếm bằng gỗ sơn mài màu đen, cạnh một bộ xương. Sau khi rút kiếm ra khỏi bao,các nhà khảo cổ phát hiện thanh kiếm vẫn còn sắc bén và sáng bóng, bất chấp việc đã nằm trong ngôi mộ ngập nước suốt hơn 2.000 năm.

Ở một mặt thanh kiếm có khắc hai hàng chữ cổ, trong đó 8 ký tự được viết theo lối điểu trùng văn, về sau được giải mã là "Việt Vương" và "tự tác dụng kiếm" (kiếm tự làm để dùng). Hai chữ còn lại có khả năng là tên của một trong các đời Việt Vương.

kiem-bau-van-sang-bong-sau-2700-nam-cua-viet-vuong-cau-tien

Các ký tự cổ trên lưỡi kiếm. Ảnh: Wikipedia.

Từ khi thanh kiếm được chế tạo vào năm 510 trước Công nguyên cho tới khi nước Việt bị nhà Chu thôn tính vào năm 334 trước Công nguyên, đã có 9 đời Việt vương cai trị, nổi tiếng nhất là Câu Tiễn. Danh tính của vị vua được khắc trên thanh kiếm đã gây tranh cãi lớn giữa các học giả.

Sau hơn hai tháng thảo luận, giới nghiên cứu thống nhất rằng người chủ đầu tiên của thanh kiếm này là Câu Tiễn, vị vua nổi tiếng vì sự nhẫn nhịn gian khổ trong lịch sử Trung Quốc.