Một nghiên cứu mới về cấu trúc xương chậu ở phụ nữ cho thấy không phải chỉ có một cách 'đúng' để sinh con mà việc sinh nở sẽ an toàn hơn nếu hướng đến từng cá thể.

Tra cứu thuật ngữ “khung chậu” trong sách giải phẫu hay sách về sản khoa, đa phần bạn có thể sẽ tìm thấy sự mô tả như sau: “Những phụ nữ khỏe mạnh, có chế độ ăn uống tốt trong giai đoạn phát triển từ nhỏ, thường có khung xương chậu rộng.” Một xương chậu như vậy, văn bản tiếp tục, “ít gặp khó khăn nhất nhất khi sinh con”.

Nhưng sự khái quát hóa như vậy từ lâu đã dựa trên các nghiên cứu giải phẫu về người gốc Châu Âu. Trong thực tế, cấu trúc của khung chậu, cấu trúc xương mà qua đó hầu hết chúng ta bước vào thế giới, khác nhau đáng kinh ngạc giữa các nhóm dân cư, như một nghiên cứu mới trong Kỷ yếu của Hội Hoàng gia B. chỉ ra.

Những phát hiện này có ý nghĩa trong việc chăm sóc sản khóa đối với bệnh nhân da màu. Tại Hoa Kỳ, sự khác biệt về chủng tộc trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ là phổ biến. Các yếu tố phức tạp như phân biệt chủng tộc giữa các cá nhân và mang tính thể chế, sự nghèo đói, việc không được tiếp cận điều kiện chăm sóc sức khỏe và những hệ quả về môi trường, đang gây hại cho các bà mẹ người da đen. Những điều này góp phần vào nguy cơ tử vong liên quan đến thai kỳ cao gấp 3 đến 4 lần đối với phụ nữ da đen so với phụ nữ da trắng.

Lia Betti, nhà nhân học tại Đại học Roehampton ở London, và tác giả chính của nghiên cứu, nói rằng: Những miêu tả hạn chế về những yếu tố cấu thành xương chậu hoặc liên quan đến quá trình sinh đẻ có thể khiến các bác sĩ thực hiện các biện pháp can thiệp không cần thiết – như mổ lấy thai hoặc sử dụng kẹp - điều này có thể khiến độ nguy hiểm càng trầm trọng hơn. "Điều làm tôi lo lắng là các bác sĩ bắt nguồn từ trường phái tư duy dựa trên mô hình châu Âu về khung xương chậu," Tiến sĩ Betti nói. Vào đầu những năm 1900, điều này dẫn đến “những tình huống khủng khiếp” trong đó các bác sĩ người Mỹ sử dụng kẹp đối với các bà mẹ da đen, cố gắng buộc những đứa trẻ sơ sinh phải ra đời theo kiểu phù hợp với “mô hình quay vòng của khung xương chậu kinh điển của người châu Âu”, bà nói thêm.

Con người hiện đại có xương chậu hẹp so với kích thước đầu của trẻ sơ sinh. Sự khác biệt đó góp phần làm cho các biến chứng sinh sản ở người cao hơn ở các loài linh trưởng khác. Các yếu tố như mất bao lâu để em bé chui qua khung xương, hoặc hướng đầu khi sắp sinh, có thể thay đổi tùy theo hình dạng vùng chậu. Không có lời giải thích nào được chấp nhận về lý do tại sao xương chậu của con người chỉ có không gian nhỏ như vậy để phụ nữ sinh con. Tiến sĩ Betti và đồng nghiệp của mình là Andrea Manica, Trường Đại học Cambridge, đã quyết định nghiên cứu về cách lí giải vốn được tranh cãi lâu nay vốn được gọi là giả thuyết “nan giải trong sản khoa”.

Theo giả thuyết này, khi các loài của chúng ta tiến hóa và bắt đầu đi thẳng đứng, chiều rộng của khung xương người bị hẹp lại, để cho phép trọng lượng cơ thể gần hơn với trung tâm trọng lực của nó. Nhưng do con người cũng phát triển bộ não lớn hơn, nên việc hộp sọ của thai nhi cũng khó lọt hố chậu hơn.

Tiến sĩ Betti hoài nghi về lời giải thích này, và nghĩ rằng còn có các khả năng khác, chẳng hạn như chế độ ăn hiện đại hoặc sự cần thiết trong việc hỗ trợ các cơ quan nội tạng, có thể giúp giải thích sự không phù hợp giữa xương chậu và bào thai.

Để khám phá ý tưởng đó, bà và Tiến sĩ Manica đã đo 348 bộ xương từ khắp nơi trên thế giới. Họ phát hiện ra rằng hình dạng khung xương khác biệt rất nhiều, thậm chí là hơn cả sự khác biệt về các số đo liên quan đến chân, cánh tay và tỷ lệ cơ thể nói chung vốn được biết giữa các quần thể. Điều đó thật "đáng chú ý và bất ngờ", các nhà nghiên cứu viết.

Sự khác nhau về khung xương chậu.
Sự khác nhau về khung xương chậu giữa các nhóm dân cư: Hình trên đại diện cho xương chậu của người châu Âu, Bắc Phi và thổ dân châu Mỹ; hình dưới đại diện cho xương chậu của người châu Phi vùng Hạ Sahara và người châu Á. Ảnh: Lia Betti

Chủ yếu là họ phát hiện các hình dạng khung xương khác nhau giữa các dòng thuộc tổ tiên địa lý khác nhau. Những người gốc châu Phi vùng Hạ Sahara thường có những xương chậu sâu nhất từ trước đến nay, trong khi người Mỹ bản xứ có bề mặt rộng nhất. Người châu Âu, người Bắc Phi và người châu Á đã rơi vào khoảng giữa.

Hình dạng ống tử cung cũng khác nhau rõ rệt giữa các nhóm dân cư, mặc dù sự biến thể này giảm đi ở một nhóm dân cư gốc châu Phi. Phát hiện đó phù hợp với những nghiên cứu khác chứng tỏ rằng sự đa dạng di truyền của một nhóm dân số giảm dần khi họ càng rời xa cái nôi của nhân loại.

Hầu hết các biến thể trong hình dạng xương chậu xuất phát từ sự giao động ngẫu nhiên trong tần số gene, mặc dù sự lựa chọn tự nhiên dường như đã đóng một vai trò nhỏ, Tiến sĩ Betti nói. Đầu của ống sinh đẻ là hơi rộng hơn ở những cư dân đến từ vùng khí hậu lạnh hơn, có lẽ là để giúp làm cho cơ thể di chuyển chắc chắn hơn.

Biến thể quan sát được của Tiến sĩ Betti cho thấy nếu hình dạng khung chậu có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm dân cư thì có thể “quá trình sinh nở cũng rất khác nhau”, Helen Kurki, một giáo sư nhân chủng học tại Đại học Victoria ở Canada cho biết.

Những phát hiện này thách thức ý tưởng “rằng có một cách 'đúng' để sinh con,” Tiến sĩ Kurki nói, và gợi ý rằng cách tiếp cận hướng đến từng cá thể hóa hơn trong việc sinh nở sinh con có thể là tốt hơn.

Mặc dù con người khác biệt với nhau về mặt giải phẫu, Tiến sĩ Betti cho biết, nhưng nghiên cứu của bà cho thấy rằng những khác biệt đó không phải lúc nào cũng có chức năng. “Nếu bạn nhìn vào hình dạng của ống tử cung ở những nhóm người khác nhau, có thể bạn sẽ có xu hướng cho rằng điều đó là để thích nghi trong việc sinh em bé với những cái đầu có hình dạng khác nhau, hoặc một cái gì đó tương tự,” cô nói. “Thực ra, sự khác biệt chủ yếu là tình cờ. Đôi khi biến thể của con người chỉ là ngẫu nhiên. ”

Nguồn: