Một nhóm các nhà nghiên cứu vừa phát triển công nghệ đặc biệt giúp cho chuột có khả năng nhìn vào ban đêm bằng cách đưa các hạt nano vào đôi mắt nhỏ bé của chúng và nó có thể được áp dụng cho con người một ngày nào đó.
Theo tiết lộ của các nhà khoa học thì họ sẽ sử dụng một mũi tiêm đơn giản chứa nanoantennae - bộ thu điện từ nano được thiết kế để hấp thụ các bước sóng cụ thể để cho phép chuột nhìn xa hơn phổ ánh sáng hiện tại của chúng.
Toàn bộ quá trình sẽ chỉ tạm thời và biến mất sau khoảng hai tuần mà không có tác dụng kéo dài.
Hầu hết các động vật có vú chỉ có thể nhìn thấy bước sóng từ 400 đến 700 nanomet hoặc màu sắc của cầu vồng. Thực tế, ngay như mắt của chúng ta cũng không có khả năng để nhìn thấy các bước sóng ánh sáng dài hơn phát ra vào ban đêm, bao gồm ánh sáng cận hồng ngoại (NIR) và hồng ngoại (IR) cả hai đều ở xung quanh chúng ta, giống như người nhiệt tỏa ra hoặc các vật thể phản xạ đèn hồng ngoại.
"Khi ánh sáng đi vào mắt và chạm vào võng mạc, các tế bào hình que và tế bào hình nón hoặc tế bào cảm quang hấp thụ các photon có bước sóng ánh sáng nhìn thấy và gửi tín hiệu điện tương ứng đến não. Các bước sóng hồng ngoại quá dài để được hấp thụ bởi các tế bào cảm quang, do đó chúng ta không thể nhận biết được chúng", tác giả nghiên cứu Gang Han cho biết.
Có thể nhiều người sẽ tự hỏi làm thế nào một người có thể biết liệu một con chuột có nhìn thấy vào ban đêm hay không. Đơn giản là thử nghiệm trong phòng thí nghiệm các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chuột được tiêm các hạt có biểu hiện phản ứng vô thức với ánh sáng hồng ngoại, chẳng hạn như đồng tử của chúng co lại.
Chúng cũng có thể phân biệt giữa các hình dạng khác nhau, chẳng hạn như hình tam giác và hình tròn, được tìm thấy trong một mê cung giống như cách chúng có thể vào ban ngày.
Bên cạnh toàn bộ khả năng siêu phàm, các nhà nghiên cứu cho biết công việc của họ mang đến cơ hội khám phá mạng lưới thần kinh trong não và có khả năng hỗ trợ sửa chữa thị lực.
Theo Dantri