Ở thời cổ đại khi khoa học và công nghệ chưa phát triển như hiện nay nhưng tổ tiên của chúng ta đã có những phát minh, sáng chế mà cho đến bây giờ con người đều phải khâm phục và ngưỡng mộ.
Thế mới nói công nghệ, khoa học tân tiến chưa chắc đã đồng nghĩa với việc trình độ tri thức của người cổ đại là lạc hậu. Minh chứng cho điều này là 7 thành tựu của người cổ đại mà chúng ta sắp tìm hiểu sau đây.
1. Nghiên cứu thiên văn
Trình độ thiên văn của người cổ đại rất đáng ngưỡng mộ. Các nhà khoa học đã không khỏi ngạc nhiên trước sự hiểu biết phi thường của họ về vũ trụ, các chòm sao, các hành tinh.
|
Thiên văn là một thành tựu đáng ngưỡng mộ của người cổ đại. |
Theo đó, người Hy Lạp đã vẽ hình các chòm sao trên gốm sứ, người Aztec đã tính được một bộ lịch gồm 365 ngày. Thậm chí, người Ấn Độ còn tính ra chu vi Trái Đất rất gần với con số của khoa học hiện đại.
Còn ởTrung Quốc, từ 1500 năm TCN, vào thời nhà Thương đã có những ghi chép cụ thể về nhật thực, nguyệt thực. Người Trung Quốc cũng rất giỏi quan sát thiên văn, làm lịch. Bộ lịch âm lịch ra đời cách đây 2.600 năm của họ đã phổ biến rộng rãi khắp vùng Á Đông và vẫn còn được dùng cho đến tận ngày nay.
2. Chế tạo vũ khí
Từ thời cổ đại tổ tiên ta đã chế tạo ra những vũ khí độc đáo và đặc biệt nhé.
Theo các thông tin, nhà bác học người Hy Lạp, Archimedes (287-212 TCN) đã chế tạo ra một loại vũ khí có khả năng phát ra những tia nhiệt.
Bằng những vật thể có khả năng phản chiếu ánh sáng mạnh (các tấm đồng, thiếc đánh bóng), Archimedes tạo ra một loại thấu kính hội tụ ánh sáng mặt trời rồi chiếu nó lên tàu địch và đốt cháy chúng.
3. Luyện thép
Từ 2000 năm trước, người Levant ở Trung Đông đã có thể tạo ra được những món đồ sắt sắc bén như kiếm, dao găm… Đối với các nhà khoa học, công nghệ luyện thép này vẫn là một bí ẩn không lời giải đáp. Thành tựu luyện thép này khiến con người thời nay phải ngã mũ khâm phục bởi kể cả công nghệ luyện kim hiện đạibây giờ cũng không thể tạo ra được những mũi thép như vậy.
Theo đó, thời cổ đại đã có những mũi thép Damascus, đây là nguyên liệu rèn kiếm truyền thống của người Trung Đông. Thép Damascus tạo được nét đặc biệt khi có những đường vân kim chạy ngang dọc như nước chảy bên trên bề mặt. Thanh thép này rất sắc bén, rắn chắc, có độ đàn hồi cao, phổ biến ở Trung Đông trong ít nhất 6 thế kỉ (từ năm 1100 đến 1700).
4. Bê tông
Những công trình kiến trúc xây dựng từ bê tông của người La Mã đã tồn tại hơn 2000 năm tuổi mà vẫn chưa hề suy suyển. Vậy bê tông thời đó người cổ đã thực hiện bằng cách nào?
Theo các nhà khảo cổ học, từ thời cổ đại, người La Mã đã trộn vôi, đá núi lửa và nước biển với nhau để tạo ra loại bê tông rắn chắc ấy.
Các nhà khoa học còn cho biết, quá trình sản xuất bê tông của người La Mã cũng ít tạo ra carbon nên nó thân thiện với môi trường.
5. Hệ thống dẫn nước, thủy lợi
Các bạn biết không từ hơn 1.500 năm trước, người ta đã tìm ra được giải pháp cho vấn đề thiếu nước nghiêm trọng của Lima, thủ đô của Peru - nơi nằm trong sa mạc khô nóng.
Theo những di tích khảo cổ mà các nhà khảo cổ học tìm thấy, vào khoảng những năm 500, thời văn hóa Huari, người ta đã xây dựng được một hệ thống kênh rạch đá dẫn và chứa nước cổ.
Để dẫn nước, người Huari đã dân từ trên núi đá theo hệ thống kênh dẫn và chứa trong những hồ nước hình xoáy ốc độc đáo.
Thành tựu này của tổ tiên thật sự đáng ngưỡng mộ cho đến tận bây giờ.
6. Làm đường
Ngay từ thế kỉ 13, người Inca da đỏ ở Nam Mỹ đã xây dựng cho mình một đế chế tồn tại suốt 3 thế kỉ. Theo đó, họ đã dựng nên những con đường cao tốc chạy theo dãy núi Andes, kết nối các vùng đất. Tổng chiều dài của các con đường lên tới 40.000 km, vươn tới một diện tích hơn 3 triệu km vuông.
|
Những con đường cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại. |
Để bảo vệ vương quốc của mình, người ta còn đắp những con đường rộng đến 20mnày trên độ cao từ 500 – 800 mét so với mực nước biển.
Thành tựu này còn cho thất, người La Mã là bậc thầy trong kĩ thuật làm đường. Được biết, vật liệu làm đường rất đơn giản: sỏi, đất, gạch, đá núi lửa nhưng độ bền của nó đã vượt qua thời gian. Thế nhưng hàng nghìn năm sau, một số con đường vẫn còn được người ta sử dụng cho đến ngày nay.
7. Quy hoạch thành phố
Các bạn tin không, từ thời cổ đại tổ tiên ta đã biết quy hoạch thành phố rồi nhé. Theo đó, qua các di chỉ khảo cổ, người ta phát hiện ra rằng người cổ đại có một tư duy quy hoạch thành thị cực kì khoa học.
|
Người cổ đại có một tư duy quy hoạch thành thị cực kì khoa học.
|
Ở Pakistan, người ta khai quật được dấu tích của thành phố cổ Mohenjo Daro 5.000 năm tuổi. Qua phân tích, phục dựng, các nhà khoa học hết sức ngạc nhiên về trình độ quy hoạch của người dân ở đây.
Các ngôi nhà đều có phòng tắm xây bằng gạch. Thậm chí nhiều căn còn có cả nhà vệ sinh riêng. Nước thải sinh hoạt được dẫn vào một hệ thống cống rãnh chạy dọc trung tâm đường phố.
Còn ởPeru, người ta cũng phát hiện được các di chỉ của thành phố Caral, có cùng niên đại với Mohenjo Daro. Caral có rất nhiều công trình kiến trúc to lớn như kim tự tháp, quảng trường, sân khấu, các đền thờ, miếu mạo. Lối quy hoạch ở Caral làm con người hiện đại không khỏi sững sờ.
Với những thành tựu trên đây của người cổ đại, hẳn bạn đã thấy ngưỡng mộ rồi đúng không? Thế mới thấy từ thời xa xưa khi khoa học chưa phát triển thì con người đã có nhiều phát minh khiến khoa học ngày nay cũng phải kinh ngạc.