Trở lại trường hợp người phụ nữ dị ứng với Wi-Fi tại Pháp, phán quyết cuối cùng dành cho cô sẽ đặt ra một câu hỏi lớn cho các trường hợp tương tự trong tương lai.

Trường điện từ là vô hình, tuy nhiên nó có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Một số trường điện từ gây ra bởi tự nhiên như từ trường Trái Đất và Mặt Trời. Đa số những trường điện từ khác có mặt do các thiết bị công nghệ của loài người. Có một sự thật rằng xã hội ngày càng phát triển, chúng ta ngày càng bị bao bọc nhiều hơn bởi các trường điện từ khác nhau.

Điện thoại di động, thiết bị phát wi-fi, máy tính cá nhân, đài phát thanh truyền hình và ngay cả chiếc điều khiển ti vi, tất cả chúng đều phát ra xung quanh một trường điện từ. Trong số đó, phải kể đến những thiết bị hoạt động 24/24 như modem wi-fi, trạm phát sóng điện thoại, đài truyền hình. Chúng có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống của chúng ta.

Biểu đồ trường điện từ phát ra từ các thiết bị

Biểu đồ phổ điện từ phát ra từ các thiết bị.

Các tranh luận về mức độ ảnh hưởng của điện từ trường đối với sức khỏe con người chưa đi đến hồi kết. Mới đây vấn đề lại được thổi bùng lên một lần nữa khi có trường hợp người phụ nữ dị ứng với wi-fi nhận được khoản bồi thường kếch sù cho những gì cô phải chịu đựng.

Martine Richard, người được chuẩn đoán chứng dị ứng với điện từ trường (EHS) đã nhận được một khoản trợ cấp mất sức khi cô khiếu nại về tình trạng của mình. Khoa học thì chưa từng khẳng định có sự liên quan giữa các triệu chứng Martine Richard mắc phải với điện từ trường.

Vậy thực sự chứng dị ứng với điện từ trường là gì? Chúng ta biết gì và chưa biết gì về EHS? Tương lai của chúng ta sẽ ra sao sau trường hợp của Martine Richard?

EHS là gì?

Một số người được cho là quá mẫn cảm với điện từ trường
Một số người được cho là quá mẫn cảm với điện từ trường.

EHS (viết tắt của Electromagnetic Hypersensitivity) tạm dịch là chứng quá mẫn cảm với điện từ trường. Nó là một tình trạng phức tạp gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, khó ngủ khi tiếp xúc gần các thiết bị phát ra điện từ trường. Các trường hợp nặng hơn được ghi nhận là tác động tiêu cực tới đối tượng, khiến người này mất khả năng làm việc hoặc chức năng xã hội.

Nhìn chung, tình trạng EHS đang dần trở nên phổ biến. Ngày càng có nhiều trường hợp được ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một tiêu chí rõ ràng nào để chuẩn đoán tình trạng này.

Các nhà khoa học vào cuộc

Rất nhiều nhà khoa học đã từng thất bại trong công việc nghiên cứu mối liên quan giữa điện từ trường và các triệu chứng sức khỏe tiêu cực được báo cáo. Điều này đặt ra câu hỏi lớn: nếu không phải điện từ trường thì điều gì đã gây ra các triệu chứng của người bị EHS?

Một khả năng lớn đó là hiệu ứng “nocebo”. Người ta có thể có niềm tin mãnh liệt rằng điện từ trường là có hại và khi ở gần các thiết bị này, chính tâm lý bất an của họ đã gây ra các triệu chứng tồi tệ.

Ví dụ về hiệu ứng “nobeco” là rất phong phú. Năm 1955, hệ thống tàu điện ngầm Tokyo bị một nhóm giáo phái tấn công hóa học bằng khí Sarin. Sau khi tin tức lan rộng, các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân có các triệu chứng ảnh hưởng và nguy cơ nhiễm sarin cao, như: buồn nôn, chóng mặt… Tuy nhiên, chính những người đã tiếp xúc với chất khí sarin này thì lại không có biểu hiện gì.

Trong khi khoa học cũng thất bại khi giải thích những ảnh hưởng của điện từ trường đến những triệu chứng EHS, giả thuyết về hiệu ứng “nobeco” đang nhận được nhiều sự đồng tính nhất. Phần lớn các báo cáo EHS đều được ghi nhận là do những tác nhân nhân tạo. Nghĩa là một người nào đó mắc EHS nhận thức được sự có mặt của điện từ trường xung quanh anh ta.

Nghiên cứu vẫn tiếp tục

Trong khi vấn đề còn để lại rất nhiều tranh cãi, các nghiên cứu vẫn được tiếp tục. Các nhà khoa học đang đi theo hướng ngược lại, họ muốn chỉ ra rằng điện từ trường không hề gây ra những triệu chứng EHS. Một tác nhân nào đó sẽ phải nhận trách nhiệm, khả năng cao là “nobeco”.

Trung tâm nghiên cứu Electromagnetic Bioeffects tại Australia là một trong số các đơn vị nghiên cứu vấn đề này. Cho đến khi nguyên nhân thực sự được hé lộ, việc điều trị cho các bệnh nhân mắc EHS vẫn là một thách thức.

Không có những bằng chứng cụ thể cho thấy wi-fi là thủ phạm của EHS
Không có những bằng chứng cụ thể cho thấy wi-fi là thủ phạm của EHS.

Trở lại trường hợp người phụ nữ dị ứng với Wi-Fi tại Pháp, phán quyết cuối cùng dành cho cô sẽ đặt ra một câu hỏi lớn cho các trường hợp tương tự trong tương lai. Tòa án không hề tuyên bố EHS là một điều kiện hợp pháp cho khoản bồi thường.

Trái ngược lại, các đơn vị truyền thông và các nhà hoạt động xã hội lại khiến tình trạng trở nên phức tạp hơn. Họ nói quá nhiều đến phán quyết của tòa án. Điều này có thể khiến nó trở thành một tiền lệ xấu.

Như đã nói, những trường hợp EHS không hiếm thấy. Tuy nhiên, ngay cả khoa học còn chưa đủ bằng chứng để giải thích về EHS, chúng ta chưa thể kết luận bất kì điều gì về điện từ trường nói chung hay wi-fi nói riêng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trong trường hợp của Martine Richard, phải chăng tòa án đã quá vội vã?