Cùng ngắm Hà Nội thời thuộc địa qua góc nhìn mới lạ từ những chiếc máy bay của người Pháp.
Hồ Hoàn Kiếm năm 1930. Hình ảnh nằm trong loạt không ảnh Hà Nội thời thuộc địa do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.
Bảo tàng Maurice Long - viện bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất của Đông Dương, còn gọi là Nhà Đấu xảo, năm 1930. Công trình này bị bom Mỹ phá hủy khi Nhật chiếm đóng Hà Nội (1945), đến thập niên 1980 trở thành nơi xây Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Ảnh: Aavh.org
Khu vực Yên Phụ, nơi có nhà máy thuốc lá và nhà máy nước, 1937. Ảnh: Aavh.org
Một góc ảnh khác về khu vực Yên Phụ, phía Bắc Hà Nội năm 1930. Cầu Long Biên nằm ở góc phải phía trên. Ảnh: Aavh.org
Các dinh thự ở khu người Âu, 1930. Trục đường bên phải là đại lộ Rollandes, nay là đường Hai Bà Trưng. Ảnh: Aavh.org
Toàn cảnh Trường Trung học Albert Sarraut (nay là trường PTTH Trần Phú - Hoàn Kiếm) năm 1938. Ảnh: Aavh.org
Khu vực bệnh viện Saint Paul (Xanh Pôn) năm 1930. Các trục đường ngang theo thứ tự từ dưới lên ngày nay là Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Lê Hồng Phong. Hai trục đường dọc từ trái sang phải nay là đường Hùng Vương và Chu Văn An. Khu nhà chính giữa bức ảnh là trụ sở Bộ Tư pháp hiện tại. Ảnh: Aavh.org
Cầu Paul Doumer hay cầu Long Biên năm 1932. Ảnh: Aavh.org
Sân bay Bạch Mai và khu vực lân cận năm 1932. Ảnh: Aavh.org
Một góc nhìn khác về sân bay Bạch Mai, 1932. Ảnh: Aavh.org
Các khu nhà của sân bay Bạch Mai. Ảnh: Aavh.org
Cầu Long Biên thập niên 1950. Ảnh: Aavh.org
Hồ Hoàn Kiếm thập niên 1950. Ảnh: Aavh.org
Theo Kiến Thức