Một cựu quân nhân từng lái xe 7 năm trên đường Trường Sơn đứng bên miệng hố được gây ra bởi một quả bom Mỹ suýt rơi trúng xe của ông năm 1971 ở thung lũng A Sầu, Thừa Thiên Huế. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Vỏ quả "bom mẹ" CBU25 từ thời chiến tranh Việt Nam được tìm thấy gần bàn Y Leng (Minh Hóa, Quảng Bình). Một quả bom mẹ này chứa 350 quả bom con BLU-46, còn gọi là bom bi quả ổi. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Vỏ quả "bom mẹ" được sử dụng làm bậc tam cấp tại một nhà dân ở Phong Nha, Quảng Bình. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Xác một xe ủi quân Giải phóng dùng để rà phá bom mìn nằm gần đèo Mụ Giạ (Quảng Bình). Chiếc xe này bị máy bay Mỹ phá hủy từ năm 1968. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Một thùng xăng ngầm nằm trong hệ thống vận chuyển xăng dầu đường Trường Sơn được đào lên và chuẩn bị đưa đi tái chế. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Một đầu đường ống của hệ đường ống xăng dầu đường Trường Sơn phát lộ trên mặt đất. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Một đoạn đường ống dẫn dầu của đường Trường Sơn cũ được tái sử dụng làm đường ống dẫn nước vào ao cá của người dân ở A Lưới, Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Người dân đánh bắt cá trong ao ở thung lũng A Lưới. Nguồn cá ở nơi đây được cảnh báo là có thể chứa nồng độ dioxin dưới ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người do toàn bộ khu vực đã chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Phế liệu chiến tranh do các chiến sĩ biên phòng khu vực đèo Mụ Giạ thu nhặt. Thời chiến tranh Việt Nam, con đèo này là "nút thắt" giao thông quan trọng của đường Trường Sơn, nơi thường diễn ra những vụ oanh tạc dữ dội của không quân Mỹ. Nhiều máy bay Mỹ đã bị bắn hạ tại đây. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Người dân thu nhặt phế liệu chiến tranh tại Khu Phi quân sự vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Người dân trục vớt những gì còn lại của cây cầu bị đánh sập thời chiến tranh Việt Nam ở Khe Ve (Minh Hóa, Quảng Bình) để bán phế liệu. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Phế liệu chiến tranh tại một điểm thu gom gần Khe Sanh đang chờ được xử lý. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Một bãi phế liệu chiến tranh ở Khu Phi quân sự vĩ tuyến 17. Nơi đây có cả một "bộ sưu tập" các loại đạn pháo từng được dùng trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Người cựu binh từng lái xe trên đường Trường Sơn đứng bên một miệng hố bom ngập nước chứa các vỉ sắt không quân Mỹ dùng cho đường băng dã chiến, được quân Giải phóng tái sử dụng làm tấm lót cho những con đường trơn trượt lầy lội do Mỹ rải hóa chất ởTrường Sơn. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Đường băng sân bay cũ ở Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị), cứ điểm lớn do Mỹ thiết lập để khống chế đường Trường Sơn. Một cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở nơi đây năm 1968 với thắng lợi chiến lược thuộc về lực lượng Giải phóng. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Xác xe tăng T-54 của quân Giải phóng bị chôn vùi trong một hố bom ở đường Trường Sơn. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Ông Nguyễn Văn Túc viếng mộ người con trai hi sinh trên đường Trường Sơn năm 1972, khi 22 tuổi. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Một cựu binh từng lái xe trên đường Trường Sơn cho con gái xem một chiếc sáo tre và đàn guitar làm từ thùng thiếc từng được sử dụng thời chiến tranh Việt Nam trong bảo tàng ở Huế. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Chiếc xe bọc thép phá bom được trang bị một nam châm điện khổng lồ để kích nổ các quả bom từ ở khoảng cách an toàn, được trưng bày tại đại bản doanh của Đoàn 559 (đoàn công binh và vận tải quân sự chiến lược phụ trách vận tải trên tuyến đường Trường Sơn) tại thị xã Hà Đông (Hà Tây cũ). Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Một cô bé người dân tộc thiểu số đeo trên lưng một bình đựng nước làm từ ống pháo sáng của Mỹ. Quân Mỹ thường thả pháo sáng vào ban đêm để phát hiện và đánh phá những chiếc xe tải di chuyển trên đường Trường Sơn. Các ống pháo sáng làm bằng nhôm chống gỉ, được coi là một vật dụng có giá trị của người nghèo. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Lực lượng công binh mở rộng một tuyến đường ở Trường Sơn. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Các chiến sĩ trong cuộc tấp huấn tải đạn và gạo xuyên rừng Trường Sơn bằng xe đạp. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Một số chiến sĩ thồ hàng trên lưng trong cuộc tập huấn diễn ra dọc biên giới Việt Lào. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Một tài xế ngồi trên chiếc xe ngụy trang bằng lá cây, cửa và nóc xe lắp giàn tre để bảo vệ xe trước hỏa của kẻ thù. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Cuộc tập huấn tái hiện gần như chính xác hoạt động tiếp vận của quân Giải phóng thời kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Thiếu tướng Võ Bẩm (1915-2008), Tư lệnh đầu tiên của Đoàn 559, người được coi là "cha đẻ" của đường Trường Sơn trên bộ tại nhà riêng. Trước mặt ông là bức tranh vẽ lại thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm và yêu cầu ông thiết lập tuyến đường xuyên dãy Trường Sơn dẫn vào miền Nam năm 1959. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com