Một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Deepa Mele Veedu - nhà nghiên cứu Ấn Độ làm việc tại Đài quan sát trái đất của Singapore (EOS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) - vừa phát hiện ra cách thức mới để dự đoán động đất.

Hình ảnh trận động đất tại vùng Tarlay, gần thành phố Tachilek, Myanmar ngày 26/3 vừa qua. Ảnh: Ibtimes
Hình ảnh trận động đất tại vùng Tarlay, gần thành phố Tachilek, Myanmar ngày 26/3 vừa qua. Ảnh: Ibtimes


Các nhà khoa họctiết lộ rằng những chuyển động đứt gãy chậm và các rung động nhỏ không chỉ giúp dự đoán một trận động đất tiếp theo mà còn cho phép phân biệt cường độ của chúng.


Từ trước đến nay, giới nghiên cứu tin rằng động đất lớn thường không xảy ra sau những chấn động hoặc động đất nhỏ, gây ra bởi các rung động nhỏ.


“Phát hiện này đã thách thức sự hiểu biết của chúng ta về cách thức Trái đất tích tụ sự đứt gãy và giải phóng theo thời gian. Những kiểu rung động này gây ra bởi sự xoay chiều chậm và sự đứt gãy nhanh trên cùng một vị trí.” Sylvain Barbot thuộc Đại học NTU cho biết - “Việc chỉ phát hiện chuyển động chậm tại một khu vực không có nghĩa động đất lớn không thể xảy ra. Ngược lại, khu vực đứt đoạn tương tự có thể đứt gãy, gây ra một trận động đất thảm khốc”.


Nghiên cứu này được đánh giá là có ý nghĩa lớn về dự báo động đất và NTU sẽ hỗ trợ việc dự báo động đất lớn trong khu vực.


So với các vùng khác, nguy cơ xảy ra thảm họa tự nhiên của Đông Nam Á rất cao do nằm trên vành đai lửa ở Thái Bình Dương - khu vực đứt gãy địa chất, thường xuyên xảy ra những trận động đất mạnh, núi lửa hoạt động nhiều và các bờ biển cũng dễ bị sóng thần tấn công.


Khu vực này cũng rất nhạy cảm với những tác động của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu khu vực Đông Nam Á, đã có 4.375 trận động đất xảy ra trong năm qua.