Nhà chức trách Việt Nam vừa công bố kế hoạch điều chỉnh và kiểm soát mức độ chất bảo quản ethoxyquin có trong thức ăn nuôi trồng thủy sản để duy trì xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

TTXVN (Vietnam News) đưa tin, ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (D-Fish) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết: bắt đầu từ 01/04/2020, chất phụ gia ethoxyquin sẽ hoàn toàn bị cấm đưa vào các loại thức ăn hoặc nguyên liệu dùng làm thức ăn cho gia súc, trong đó có thủy sản nuôi trồng.
Một lô thức ăn cho cá nhập khẩu từ Chile và Peru bị phát hiện có chứa dư lượng ethoxyquin vượt ngưỡng cho phép của châu Âu. Ảnh: The Fish Site.

Một lô thức ăn cho cá nhập khẩu từ Chile và Peru bị phát hiện có chứa dư lượng ethoxyquin vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn châu Âu. Ảnh: The Fish Site.

Chính sách này bắt nguồn từ lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) do những lo ngại rằng ethoxyquin và nhiều loại hóa chất bảo quản khác sẽ gây hại cho người, động vật và cả môi trường. Mặc dù vậy, các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện vẫn cho phép sử dụng giới hạn một số chất trong sản phẩm nhập khẩu cuối cùng.

Ông Luân cam kết, từ nay cho đến hết ngày 31/03/2020, Tổng cục và các địa phương sẽ gấp rút điều tra hiện trạng sử dụng chất ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản, để từ đó có biện pháp quản lý chặt chẽ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Phùng Đức Tiến cũng vừa yêu cầu các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi rà soát lại việc sử dụng ethoxyquin, làm sao để đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là châu Âu.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT. Ảnh: D-Fish.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT. Ảnh: D-Fish.

Theo số liệu của D-Fish, năm 2019, châu Âu đã nhập khẩu tới 700 triệu USD tôm – chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Bên cạnh đó, châu Âu cũng là thị trường xuất khẩu cá tra (pangasius) lớn thứ 3 của Việt Nam – chiếm 11,5% tổng giá trị của loài cá da trơn nước ngọt phổ biến này.
Nguồn: