Cáo đỏ có tên khoa học Vulpes Vulpes, là loài lớn nhất chi Cáo, phân bố ở bán cầu Bắc từ vòng cực Bắc đến Bắc Phi, Trung Mỹ và châu Á. Cáo thường sống cùng nhau theo cặp hoặc nhóm nhỏ bao gồm các gia đình.
Cáo đỏ chủ yếu ăn các loài gặm nhấm nhỏ, hỏ, gà, loài bò sát, động vật không xương sống, và động vật móng guốc nhỏ hoặc các loại trái cây và loại rau.
Cáo đỏ có cơ thể thuôn dài với các chi tương đối ngắn. Đuôi dài hơn một nửa chiều dài cơ thể, đuôi của nó phủ lông và chỉa xuống đất khi ở vị trí đứng. Đồng tử của chúng hình trái xoan. Chân trước có năm ngón, trong khi chân sau chỉ có bốn ngón và thiếu huyền đề. Chúng rất nhanh nhen, có thể nhảy qua hàng ra cao hơn 2m.
Cáo đỏ trưởng thành cao 35-50cm, cơ thể dài 45-90cm, duôi dài 32-53cm, nặng từ 2,2-14kg. Cáo đực thường lớn hơn cáo cái. Cáo đỏ có bộ lông dày, dài và mềm mại. Lông của chúng thường có màu đỏ hoặc đỏ hung.
Cáo đỏ mỗi năm sinh sản một lần vào mùa xuân, giai đoạn thai kỳ kéo dài 49-58 ngày. Cáo con mới sinh bị mù, điếc và không có răng. Sau 13-15 ngày, cáo con bắt đầu mở mắt, răng và tai mở sau đó 3-4 ngày. Khoảng 6-7 tuần tuổi cáo mẹ bắt đầu cai sữa cho con. Cáo đỏ có thể sống tới 15 năm trong điều kiện nuôi nhốt và 5 năm trong môi trường tự nhiên.
Lương Ngọc (Tổng hợp)