Trang chủ Search

viện-hàn-lâm-KH - 697 kết quả

Dịch tễ học hệ gene trong dịch COVID 19: Việt Nam cung cấp “vật liệu” cho thế giới

Dịch tễ học hệ gene trong dịch COVID 19: Việt Nam cung cấp “vật liệu” cho thế giới

Dù chưa nhiều nhưng những đóng góp về thông tin giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 của Việt Nam tại cơ sở dữ liệu GISAID không chỉ đem lại một mảng ghép không thể thiếu trên bản đồ lây truyền của loại virus này mà còn cho thấy tâm thế sẵn sàng cùng tham gia vào trận tuyến COVID-19 trên toàn cầu.
Chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học xử lý nước nhiễm dầu: Tiết kiệm 30% chi phí so với công nghệ cũ

Chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học xử lý nước nhiễm dầu: Tiết kiệm 30% chi phí so với công nghệ cũ

Màng sinh học là một trong những quy trình hiệu quả, chi phí thấp để xử lý nước bị nhiễm dầu. Việc làm chủ công nghệ và sử dụng ngay chính các vi sinh vật bản địa ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta chủ động về sản phẩm và công nghệ để ứng phó với các sự cố ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất, vận chuyển và sử dụng dầu mỏ gây ra.
Thiết bị giám sát hành trình tàu cá đa chức năng: Giải pháp giá rẻ cho ngư dân

Thiết bị giám sát hành trình tàu cá đa chức năng: Giải pháp giá rẻ cho ngư dân

Để giúp cho ngư dân trong đánh bắt xa bờ tránh việc vi phạm hải phận quốc gia khác ThS. Lê Văn Luân và cộng sự ở Trung tâm phát triển công nghệ cao (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã chế tạo thiết bị giám sát hành trình tàu cá đa chức năng, chi phí thấp nhưng vẫn hiệu quả.
Đầu tư nghiên cứu y sinh dược học: “Nuôi quân ba năm”

Đầu tư nghiên cứu y sinh dược học: “Nuôi quân ba năm”

Những nỗ lực góp phần ứng phó cũng như tìm hiểu về bản chất dịch bệnh và các tác động lên cơ thể con người của virus SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học Việt Nam đang thực hiện là kết quả của quá trình nâng cao năng lực nghiên cứu từ rất lâu, thông qua các đầu tư cho nghiên cứu y sinh dược học của Bộ KH&CN.
Xử lý chất thải chăn nuôi: Công nghệ chỉ là bước khởi đầu

Xử lý chất thải chăn nuôi: Công nghệ chỉ là bước khởi đầu

Giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học có thể giúp khắc phục dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bò tồn tại nhiều năm nay ở một số xã thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, công nghệ mới chỉ giải quyết được khâu đầu tiên.
NAFOSTED tài trợ sau tiến sỹ: Bước khởi đầu

NAFOSTED tài trợ sau tiến sỹ: Bước khởi đầu

Những đầu tư mới của Bộ KH&CN thông qua chương trình tài trợ sau tiến sĩ được hy vọng góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và cải thiện môi trường học thuật Việt Nam nhưng để chương trình như vậy phát huy hiệu quả như mong đợi, có thể vẫn cần những điều chỉnh phù hợp trong tương lai.
KH&CN Trung Quốc: Đã qua thời “chỉ tính bài báo”

KH&CN Trung Quốc: Đã qua thời “chỉ tính bài báo”

Ba thập niên trước đây, các trường đại học và viện nghiên cứu ở Trung Quốc đã thực thi chính sách khuyến khích công bố bài báo quốc tế cho các nhà nghiên cứu khoa học bằng cách thưởng tiền mặt cho các bài báo được xuất bản trong các tạp chí ISI.
Hệ thống vi thủy canh: Giải bài toán khó về cây cúc

Hệ thống vi thủy canh: Giải bài toán khó về cây cúc

Lần đầu tiên ở Việt Nam, hệ thống vi thủy canh (microponic system) đã được tối ưu hóa với các thiết bị, vật liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cây giống và tạo điều kiện cho người nông dân có thể dễ dàng áp dụng trên quy mô lớn.
ĐH Việt-Pháp và Bệnh viện K ứng dụng AI để chẩn đoán ung thư phổi

ĐH Việt-Pháp và Bệnh viện K ứng dụng AI để chẩn đoán ung thư phổi

Chẩn đoán sớm ung thư phổi sẽ giúp tăng tỉ lệ chữa trị thành công cho căn bệnh ung thư đứng thứ hai cả về số ca mắc mới và số ca tử vong ở Việt Nam hiện nay (nếu được phát hiện và chữa ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt trên 90%).
Bộ Khoa học và Công nghệ: Sẵn sàng những giải pháp ứng phó lâu dài

Bộ Khoa học và Công nghệ: Sẵn sàng những giải pháp ứng phó lâu dài

Việc cần phải có những giải pháp hữu hiệu để có thể ứng phó với dịch COVID-19, ngay cả trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, đang đặt ra những bài toán mới cho các nhà khoa học Việt Nam.