Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, hạt dẻ Trùng Khánh đã trở thành một loại đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng, được nhiều du khách trong nước cũng như ngoài nước ưa chuộng.
Trùng Khánh là địa danh được hình thành từ rất lâu, thời kỳ nhà Lý (1010-1225) đến thời kỳ nhà Trần (1225-1400) khu vực Trùng Khánh được gọi là Tư Lang. Khi nhà Minh cho quân xâm lược nước ta, đã chia Tư Lang làm Thượng Tư Lang và Hạ Tư Lang.
Thời nhà Lê đổi làm Thượng Lang. Vào thời kỳ nhà Lê (Lê Thánh Tông), niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) thì phủ Cao Bằng còn thuộc thừa tuyên Thái Nguyên, gồm 4 châu, trong đó châu Thượng Lang có 29 xã. Thượng Lang từ lúc đó đến thời kỳ nhà Mạc (1592-1677) kéo dài đến năm 1802-1820.
Đến Năm 1831 (năm Tự Đức thứ 4), sau cải cách hành chính, đổi trấn làm tỉnh (1831), đổi châu làm huyện (1834) thì Cao bằng có 1 phủ, 5 huyện. Đó là phủ Trùng Khánh, (trước là phủ Cao Bằng, đổi làm Trùng Khánh từ năm 1826 - năm Minh Mệnh thứ 7).
Hạt dẻ Trùng Khánh. Ảnh minh họa.
Hạt dẻ Trùng Khánh được hình thành và kết tinh từ tự nhiên và kỹ năng của con người, tạo nên hương vị riêng mà không vùng trồng dẻ nào có được. Ai đó đã một lần được có dịp thưởng thức hạt dẻ Trùng Khánh thì không thể nào quên được hương vị của nó, hương vị đó đã được thể hiện trong tập thơ “Mùa hoa dẻ” của nhà thơ Lê Chí Thanh trong đó có câu:
“ Non xanh Trùng Khánh trốn quê
Dẻ thơm nhớ mãi, người đi dùng dằng”
Do đó, hạt dẻ Trùng Khánh đã trở thành một trong những sản vật đặc trưng của miên đât biên cương Cao Bằng. Khi nói vê các sản vật quý của Cao Băng ai cũng nhớ đên hạt dẻ Trùng Khánh, đây là một trong những sản vật nôi tiêng ở Việt Nam và duy nhất chỉ có ở Trùng Khánh, Cao Bằng.
Nhiều du khách người nước ngoài, nhất là người Bắc Âu khi đến Cao Bằng và được thưởng thức hạt dẻ Trùng Khánh đều nhận xét: Hạt dẻ ở đây ngon hơn hạt dẻ ở nước họ, bởi có hàm lượng Prôtêin cao, màu sắc và mùi thơm cũng quyến rũ hơn. Hạt dẻ được chế biến bằng nhiều cách như: luộc, rang, làm cốm, sấy hoặc ninh, và sản xuất rượu ... nhưng vẫn giữ được hương vị. Ngoài ra, hạt dẻ còn có tác dụng khác như: chống ô xy hóa trong máu, có lợi cho tim mạch.
Hiện nay, toàn huyện có gần 1.000 ha đất trồng dẻ đã cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở 6 xã nằm giáp với đường biên giới Việt - Trung, trải dài khoảng 26 km. Đối với chủ trương phát triển kinh tế của huyện dự kiến đưa diện tích trồng dẻ lên khoảng 1.500 ha và phát triển mạnh các sản phẩm khác từ cây dẻ. Trong các năm tới tập trung phân đấu nâng cao năng suất, chất lượng, tăng trọng lượng hạt và thời gian bảo quản hạt dẻ.
Tại các hội chợ Thương mại được tổ chức ở Cao Bằng cũng như ở Hà Nội, dẻ Trùng Khánh cùng các sản phẩm đặc sản của các tỉnh bạn như chè Suối Giàng, nếp thơm Tú Lệ, Vải Thiêu Lục Ngạn, cam Vinh... đã được trưng bày cùng nhiều đặc sản của các vùng miên khác trên đât nước.