Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Đồng Nai đã trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi sáng tạo KHCN.

Nhiều kết quả đáng khích lệ

Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.

Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế phải đảm bao an sinh xã hội và bảo vệ môi trường bền vững. Do đó, đòi hỏi tỉnh Đồng Nai phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến nghiên cứu khoa học và tổ chức rộng rãi các Hội thi sáng tạo kỹ thuật, các giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ hàng năm.

Theo TS. Nguyễn Thị Thu Lan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Đồng Nai, từ năm 2010, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) đã được triển khai trên địa bàn tỉnh và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Sau 5 năm tổ chức, Liên hiệp Hội đã lựa chọn, tập hợp được 57 công trình tham gia giải thưởng toàn quốc. Trong đó, có 2 công trình đoạt giải nhì, 2 công trình đạt giải 3 và 6 giải khuyến khích.

Cùng với Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam, từ năm 1990, Liên hiệp Hội còn phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai.

Trải qua 19 lần tổ chức, đến nay, cuộc thi đã thu hút 760 giải pháp kỹ thuật tham gia dự thi. Trong đó, có 395 giải pháp kỹ thuật đoạt giải. Những sản phẩm, giải pháp này đã được ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất và đời sống, giúp phát triển lao động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ thiết thực trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình đổi mới công nghệ, thay thế sản phẩm nhập khẩu...

Đồng Nai là một trong những địa phương đi đầu về hoạt động phong trào sáng tạo KHCN trong cả nước
Đồng Nai là một trong những địa phương đi đầu về hoạt động phong trào sáng tạo KHCN trong cả nước

Không ít khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Nai cho biết, vẫn còn một số khó khăn trong việc đẩy mạnh công táctuyên truyền, tổ chức các cuộc thi sáng tạo KHCN đến với đông đảo quần chúng nhân dân.

Đầu tiên, việc tổ chứcHội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam của Đồng Nai nói riêng và các tỉnh trong cả nước nói chung đều do tự học hỏi lẫn nhau để tìm hướng đi cho mình chứ chưa có hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ từ các cơ quan, tổ chức của Nhà nước. Điều này đã khiến cho nhiều đơn vị khá lúng túng trong quá trình triển khai tổ chức.

Khó khăn tiếp theo chính là kinh phí. Bởi hiện nay, ngân sách nhà nước chi cho các cuộc thi Sáng tạo KHCN gần như không có mà phải kêu gọi từ phía doanh nghiệp hỗ trợ. "Trong thời buổi kinh tế khó khăn như bây giờ, muốn DN bỏ ra số tiền lớn để tài trợ cho một cuộc thi không phải là điều dễ dàng. Thế nên, hiện tại, chúng tôi vẫn đang "liệu cơm gắp mắm", vận động khắp nơi để có thể duy trì tổ chức các cuộc thi một cách liên tục".

Một điều nữa khiến các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật chưa thực sự thu hút được đông đảo người tham gia chính là phần thưởng của cuộc thi còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với công sức mà người chủ đề tài đã bỏ ra. Qua tìm hiểu, đề tài đạt giải nhất của cuộc thi Sáng tạo KHCN toàn quốc lần thứ 13 sẽ nhận được 26 triệu đồng cùng một biểu trưng vàng. Đề tài đạt giải nhì và giải ba sẽ nhận được số tiền lần lượt là 20 và 15 triệu đồng.

"Hiện nay, nhiều địa phương đã đưa ra kiến nghịtăng giá trị giải thưởng cho các đề tài đoạt giải ở địa phương để thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia nhưng vẫn chưa được sự đồng ý. Lý do là theo quy định, giá trị giải thưởng ở một cuộc thi cấp tỉnh, thành phố không được cao hơn giá trị giải thưởng ở cấp toàn quốc".