Quýt Bắc Kạn được phân biệt với các giống quýt khác nhờ các đặc thù về cảm quan cũng như chất lượng. Về mặt cảm quan, quýt Bắc Kạn có hình dạng quả tròn dẹt, vỏ quả nhẵn, màu vàng tươi, dễ bóc tách vỏ. Vị quả chua dịu, không the đắng, mùi rất thơm.

Quả quýt (tiếng Anh là Mandrin) có tên khoa học là Citrus reticulata thuộc họ Cam, quýt (Rutaceae) có nguồn gốc ở vùng Nam Á, Đông Nam Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Đặc tính cảm quan của quýt Bắc Kạn

Quýt Bắc Kạn được phân biệt với các giống quýt khác nhờ các đặc thù về cảm quan cũng như chất lượng. Về mặt cảm quan, quýt Bắc Kạn có hình dạng quả tròn dẹt, vỏ quả nhẵn, màu vàng tươi, dễ bóc tách vỏ. Vị quả chua dịu, không the đắng, mùi rất thơm.

Cụ thể về chất lượng cảm quan quả quýt như sau:

Chiều cao quả 4,17 - 4,60cm.

Vỏ quả: Vỏ quả nhẵn, màu vàng tươi, độ dày vỏ 2,08 - 3,04mm.

Tép quả: Màu vàng rơm, không nát.

Vị: Chua dịu, không the đắng.

Mùi: Mùi rất thơm, đặc trưng.

Tỷ lệ hạt: 1,16 - 1,33 %.

Đặc tính cảm quan khác của quả quýt Bắc Kạn.
Đặc tính cảm quan khác của quả quýt Bắc Kạn.

Đặc tính hóa lý của quýt Bắc Kạn

Các đặc tính về cảm quan khi ăn như vị quả chua dịu, không the đắng, khi ăn xơ bã tan, mềm vừa phải, mùi rất thơm là nhờ sự kết hợp hài hòa của các yếu tố chất lượng như: hàm lượng chất khô; hàm lượng đường tổng số; hàm lượng axit tổng số; độ Brix trung bình và các chất khác.

Đặc tính lý hóa của quả quýt Bắc Kạn.
Đặc tính lý hóa của quả quýt Bắc Kạn.