Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân sống cạnh rừng, đặc biệt là dân tộc thiểu số, những năm qua Bình Định đã quan tâm tới vấn đề phát triển cây dược liệu, khoanh nuôi và bảo tồn cây đặc sản.
Là một xã có độ cao từ 700 – 1.000 m so với mực nước biển, diện tích đất nông nghiệp rất, người dân xã An Toàn quen canh tác lúa dựa vào tự nhiên khiến đời sống vô cùng bấp bênh. Trong khi đó, điều kiện khí hậu nơi đây lại vô cùng thuận tiện cho việc trồng rừng :biên độ ngày và đêm thấp, độ ẩm không khí cao ổn định... Nếu biết tận dụng lợi thế về đặc điểm đất đai, khí hậu thời tiết, diện tích đất rừng lớn (2.000 ha) để trồng cây thích hợp thì sẽ mở ra hướng sản xuất mới, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Trong những năm qua, theo báo Nông nghiệp, Công ty Dược và trang thiết bị y tế Bình Định đã khảo sát, so sánh, đánh giá điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết ở xã An Toàn so với đặc tính sinh học của các cây dược liệu đang có và du nhập từ vùng khác. Họ đã tìm và trồng thử nghiệm được 13 cây dược liệu phù hợp trên diện tích đất 6.000m2 tại 3 thôn xã An Toàn là Bạch quả, Ba kích, Ngũ vị tử, Ðộc hoạt, Ðương quy, Ðẳng sâm, Thiên môn, Cúc hoa vàng, Xuyên khung, Giảo cổ lam, Gối hạc..
Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân vô cơ, chỉ dùng phân hữu cơ trong quá trình chăm sóc, các cây dược liệu được trồng thử nghiệm đã cho kết quả khả quan: hầu hết đều sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt là 2 loại cây Đẳng sâm và Đương quy. Chiều cao cây trung bình đạt 25 - 30cm, cành lá phát triển sum xuê, rễ củ hình thành lớn dần. Đặc biệt, các loại cây dược liệu kháng được các loại sâu bệnh hại, khả năng cho năng suất cao. Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dược liệu không khó, có thể chuyển giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện....
Ngoài ra, huyện An Lão còn đang khoanh nuôi và bảo vệ 1,5 ha chè đặc sản mọc tự nhiên trong rừng với hi vọng có thể tạo ra thương hiệu chè An Lão. Bên cạnh đó huyện còn khoanh nuôi 125ha mây, 500 ha rừng sim để xây dựng thương hiệu Sim An Lã
Hiền Thảo (theo Báo Nông nghiệp)