Chuỗi hoạt động văn hóa có chủ đề "Tết Việt" được tổ chức tại nhiều điểm thuộc phố cổ Hà Nội gợi nhớ về những ngày Tết truyền thống đặc trưng của mỗi vùng miền Tổ quốc.
Từ xưa đến nay, Tết Nguyên đán truyền thống chính là dịp đoàn tụ gia đình, sum vầy cháu con đón năm mới. Mọi thành viên trong gia đình tập trung cùng dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, trồng cây nêu, gói bánh và mua sắm các vật dụng, đồ ăn thức uống...
Dịp gần Tết, tại nhiều địa phương Bắc Bộ xuất hiện các phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần như chợ hoa đào, hoa mai, chợ quất, chợ chữ, chợ đồ cổ... để phục vụ thú chơi Tết của người Việt. "Tết Việt" là tên chủ đề cho chuỗi hoạt động văn hóa chào xuân Đinh Dậu 2017 tại các điểm do Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức.
PGS.TS Đỗ Thị Hảo - Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho biết: "Người Hà Nội từ xưa đã cho rằng Tết mà không có câu đối và tranh thì gian nhà như thiếu sự hòa hợp của màu sắc, tức là thiếu sự thoải mái của tinh thần, thì cho dù cỗ bàn có sang đến đâu cũng chưa đủ không khí Tết. Người xưa treo câu đối đỏ và những bức tranh dân gian mộc mạc, thể hiện ước mơ về một cuộc sống thái bình, sung túc...".
Chiêm ngưỡng những hình ảnh tái hiện không khí Tết xưa:
Tại địa điểm Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội giới thiệu không gian đón Tết của gia đình Đồng bằng Bắc Bộ.
Nguyên liệu gói bánh trưng bày cạnh gian bếp truyền thống của một gia đình Hà Nội được giới thiệu tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây.
Các dòng tranh dân gian: Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ được trình diễn tại Đình Kim Ngân (Hàng Bạc).
Cô gái Việt Nam đang giới thiệu về chiếc bánh trưng truyền thống cho một vị khách nước ngoài.
Bánh trưng khi vừa được luộc chín được mang ra đặt lên một miếng ván để ép cho ráo nước.
Toàn cảnh một ngôi nhà của Đồng bằng Bắc Bộ khi xuân về.
Nhiều người ghé thăm Đình Kim Ngân để ngắm các dòng tranh dân gian.
Bức tranh về một chú gà được treo ngay sảnh chính vào đình Kim Ngân.
Những vật dụng đi làm đồng của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.
Những bắp ngô được bó lại treo ở gian bếp cũng là một trong những hình ảnh đặc trưng cho gian bếp của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.