Ông là nhà thiên văn học phụ trách một dự án thu thập các mẫu vật từ một tiểu hành tinh.
Tàu vũ trụ Hayabusa-2 đang tiến lại gầntiểu hành tinh Ryugu mang mẫu vật về trái đất. Nguồn: JAXA
Vào tháng 6/2018, nhà thiên văn học Makoto Yoshikawa không rời chiếc đồng hồ vì nhiệm vụ không gian mà ông phụ trách đã vào giai đoạn cuối của cuộc kiếm tìm – một tiểu hành tinh bằng đá có hình dạng như một chiếc bánh bao tên là Ryugu. Trong một chuyển động đầy tinh tế sau một cuộc du hành kéo dài hơn ba năm, tàu vũ trụ Hayabusa2 đã đốt nóng các động cơ đẩy của mình để có thể chuyển động đồng thời với tiểu hành tinh có chiều rộng 1km này và chúng cùng quay xung quanh mặt trời.
Để đạt được mục tiêu, Yoshikawa và nhóm nghiên cứu của ông tại Cơ quan Khám phá Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã chuyển sang giai đoạn khám phá. Vào đầu tháng 10, con tàu đã ba lần hạ cánh thành công xuống Ryugu và cung cấp những cái nhìn cận cảnh đầu tiên vào tiểu hành hinh này.
Vào năm tới, Hayabusa2 sẽ phải đối mặt với một cuộc thử nghiệm lớn hơn, khi nó hạ xuống Ryugu và thu thập mẫu thử. Bất kỳ sự thiếu chính xác về định vị nào cũng có thể dẫn tới việc con tàu này đâm sầm vào Ryugu. Trong một cuộc hạ cánh thậm chí còn táo bạo hơn, con tàu này sẽ bắn ra một thiết bị xuống tiểu hành tinh và phân tích vật liệu mà nó mang về sau khi được thu hồi. Hayabusa2 sẽ về trái đất vào năm 2020, mang theo những mẫu vật có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về những giai đoạn sơ khai của cuộc tiến hóa ở Hệ mặt trời.
Yoshikawa đã từng nỗ lực trong nhiều nhiệm vụ không gian trước đây. Là nhà thiên văn học của JAXA, ông đã cùng tham gia vạch kế hoạch cho hai trong số những cuộc điều phối giải thoát ngoạn mục nhất trong lịch sử các cuộc khám phá không gian không có phi hành đoàn tham gia.
Nhiệm vụ đầu tiên là con tàu mang tên Hayabusa thu thập một mẫu vật từ một tiểu hành tinh đáp xuống tiểu hành tinh Itokawa năm 2005. Không lâu sau khi đáp xuống, họ mất kiểm soát con tàu. Họ đã phải điều khiển để phục hồi thông tin và lái Hayabusa trở lại trái đất bất chấp việc mất động cơ chính. Con tàu di chuyển với tốc độ cao đã bị cháy trong suốt thời gian trở lại trái đất nhưng hộp kín đựng mẫu vật cuối cùng vẫn an toàn.
Sau đó năm 2010, Akatsuki - một thí nghiệm JAXA khác, bị sự cố động cơ vì cố gắng giảm tốc độ để gia nhập quỹ đạo của sao Kim. Akatsuki bị cuốn xa và chuyển động quanh mặt trời cho đến năm 2015, sau đó tiếp tục chuyển động quanh sao Kim một lần nữa và nhóm nghiên cứu điều khiển nó trở lại quỹ đạo.
Yoshikawa nói, một số tai nạn không thể tránh được, điều đó khiến chương trình không gian của Nhật Bản không có được một truyền thống khám phá không gian dài hơi. “Chúng tôi cần kinh nghiệm”, ông nhận xét. Nhưng Hayabusa2 cũng đã đem lại một số “đền bù” cho lịch sử thiếu may mắn của JAXA.
Stephan Ulamec, một nhà địa vật lý tại Trung tâm hàng không vũ trụ Đức tại Cologne và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển MASCOT, một trong những thiết bị đáp của Hayabusa2, cho rằng việc chấp nhận rủi ro và năng lực học hỏi từ những thất bại đã đem lại cho vũ trụ Nhật Bản những nỗ lực bên cạnh sự thận trọng – và được đầu tư nhiều hơn – của các cơ quan vũ trụ phương Tây. “Họ có xu hướng thực hiện những nhiệm vụ táo bạo hơn, sẵn sàng chấp nhận những rủi ro mà NASA cũng phải ngần ngại”, ông bình luận.
Yoshikawa có khả năng ít có ở người khác là dẫn dắt sự hợp tác của nhiều phòng thí nghiệm khác nhau và không đề cao mình. Đây là yếu tố dẫn đến thành công của các dự án, Aurélie Moussi – một nhà vật lý thiên văn tại CNES ở Toulouse và đồng quản lý dự án MASCOT. “Ông ấy là nhà khoa học tử tế nhấ mà tôi từng làm việc cùng”, chị cho biết.
Yoshikawa quan tâm đến các tiểu hành tinh kể từ khi còn là đứa trẻ mê “Hoàng tử bé” – cuốn sách viết năm 1943 về một cậu bé sống trên một tiểu hành tinh và tới trái đất. Các tiểu hành tinh đều có tiềm năng gây hiểm họa cho trái đất và cần giữ cho nó tránh khỏi tình huống này- nhưng chúng đều giữ những bí mật của hệ mặt trời, và là một nguồn nguyên liệu tiềm năng để cho những khám phá vũ trụ trong tương lai. Yoshikawa nói: “Các tiểu hành tinh và những vật thể rất nhỏ bé trong vũ trụ nhưng lại rất quan trọng với tương lai của loài người.”