Thay đổi khí hậu đang làm tan băng các khu vực rộng lớn của hành tinh bị đóng băng kể từ buổi bình minh của con người. Đây cũng là cơ hội để những sinh vật cổ đại có cơ hội tái sinh sau nhiều năm chôn vùi trong lớp băng dày.
Đơn cử là băng Bắc Cực ở khu vực Canada đang tan sớm hơn 70 năm so với những dự báo, giải phóng khí mêtan và các loại khí khác sẽ đẩy nhanh quá trình hơn nữa.
Không chỉ thế, thực vật, vi khuẩn và thậm chí một số động vật rất nhỏ đã bị đóng băng trong hàng chục ngàn năm đang có cơ hội trở lại với cuộc sống.
Rêu và vi khuẩn trở lại sau thời gian ngủ đông không thực sự gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, nhưng một phát hiện gần đây đã thách thức sự hiểu biết của chúng ta về giới hạn cuộc sống và một ngày nào đó có thể có ý nghĩa lớn đối với việc thám hiểm không gian sâu.
Tatiana Vishnivetskaya, nhà vi sinh học tại Đại học Tennessee cho hay, chiết xuất vi khuẩn từ lõi băng hàng triệu năm tuổi và có khả năng đưa chúng sống dậy.
Trong khi đang nghiên cứu những sinh vật siêu nhỏ này, Tatiana Vishnivetskaya tình cờ phát hiện ra những con giun tròn nhỏ xíu đang vặn vẹo sống lại. Những con vật đơn giản này đã ít nhất 41.000 năm tuổi và đang đào hang trong đất khi người Neanderthal vẫn đang phát triển mạnh.
“Những con giun này là những động vật già nhất còn sống trên Trái Đất. Tất nhiên, chúng tôi rất ngạc nhiên và rất phấn khích”, Vishnivetskaya nói.
Và nếu các tế bào của giun tròn có thể sống sót trong quá trình đóng băng và tan băng, điều đó sẽ làm tăng khả năng các phi hành gia trong tương lai có thể trải qua một quá trình tương tự để giúp họ sống sót qua các hành trình du hành liên hành tinh dài hoặc thậm chí là các chuyến đi giữa các vì sao.
Gentbrugge, một chuyên gia về tuyến trùng, đồng ý với Vishnivetskaya. Nhà nghiên cứu này nhấn mạnh rằng, trong khi sự hồi sinh của những con giun là một sự ngạc nhiên lớn, sự sống sót của những con vật nhỏ bé này trong điều kiện khắc nghiệt như vậy là một gợi ý rằng chúng ta có thể tìm thấy những sinh vật tương tự trên sao Hỏa.
Theo Dantri