Phát hiện này của các nhà khoa học Nhật Bản có thể là niềm hi vọng mới cho các bệnh nhân ung thư dạ dày.

Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa ra thông cáo trên tạp chí Nature Microbiology( Tự nhiên - vi sinh vật học), một ấn bản khoa học của Anh, rằng họ đã phát hiện ra một loại enzim giúp phòng chống Helicobacter pylori (vi khuẩn có trong dạ dày và tá tràng gây loét hệ tiêu hóa) dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày cướp đi 50.000 sinh mạng mỗi năm tại Nhật Bản. Ảnh minh họa

Ung thư dạ dày cướp đi 50.000 sinh mạng mỗi năm tại Nhật Bản. Ảnh minh họa

Theo thông cáo này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tokyophát hiện ra rằng, sau khi protein CagA trong Helicobacter pylori xâm nhập vào tế bào dạ dày sẽ tương tác với một loại enzim có tên là SHP2 và dẫn đến ung thư dạ dày. Họ còn phát hiện ra SHP2 còn có một "người anh em” tên là enzim SHP1.

Khi Protein CagA tương tác với enzim SHP1, nó sẽ làm trung hòa những hoạt tính dẫn đến ung thư. Điều này chứng tỏ rằng SHP1 là một loại enzim có khả năng gây ức chế ung thư dạ dày.

Từ đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, sau khi một người mắc phải Helicobacter pylori, mức độ mà hai loại enzim SHP2 và SHP1 tác động lên vi khuẩn này sẽ quyết định việc người đó có bị mắc ung thư dạ dày hay không.

g

Nghiên cứu này cũng cho thấy, có khoảng 10% những bệnh nhân ung thư dạ dày bị nhiễm Helicobacter pylori đồng thời cũng bị nhiễm virus EB (virus herpes typ 4). Khi bị nhiễm loại virus này thì lượng SHP1 trong tế bào dạ dày sẽ giảm bớt, dẫn đến các hoạt tính ung thư trong Protein CagA càng mạnh hơn. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học hiểu rõ được cơ chế vi khuẩn và virus kết hợp dẫn đến ung thư.

Giáo sư Hatakeyama, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu như có thể tìm được chất làm tăng tính năng của enzim SHP1, nó sẽ giúp con người phòng chống được bệnh ung thư dạ dày.