Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có một vài thói quen xấu, khó bỏ và gây ảnh hưởng hưởng không ít đến hiệu suất làm việc. Dưới đây là những việc làm thường xuyên có thể khiến chúng ta bị giảm hiệu suất làm việc
1. Tắt chuông báo thức
Việc tắt chuông báo thức vào buổi sáng có vẻ như mang lại cho bạn thêm chút
thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu một ngày làm việc, nhưng sự thật là thói
quen này "lợi bất cập hại". Lí do vì, khi bạn thức dậy ngay khi chuông báo thức
lần đầu tiên, hệ thống nội tiết của bạn bắt đầu giải phóng các hoóc môn tỉnh táo
để khiến bạn sẵn sàng cho ngày mới. Nhưng bằng cách quay lại với giấc ngủ, bạn
đang làm chậm lại quá trình này. Thêm vào đó, 9 phút ngủ nướng không đủ mang tới
cho cơ thể bạn thời gian hồi phục, mà nó cần giấc ngủ sâu.
Tất cả không có nghĩa bạn cần cắt giảm thời gian ngủ. Như diễn giả Arianna
Huffington từng nêu, một giấc ngủ ngon vào ban đêm có tác dụng gia tăng hiệu
suất làm việc, hạnh phúc, quá trình ra quyết định sáng suốt hơn và làm khởi phát
các sáng kiến. Mẹo để ngủ đủ giấc là lên kế hoạch trước và nghỉ ngơi vào thời
gian hợp lí.
2. Không dành ưu tiên
Một số người có thể nghĩ, việc có nhiều mục tiêu là cách tốt nhất để đảm bảo
thành công. Nếu ý tưởng này thất bại, ít nhất vẫn còn nhiều ý tưởng dự trữ khác
để nhờ cậy đến. Đáng tiếc là, kiểu tư duy này có thể vô cùng kém hiệu suất. Tỷ
phú Warren Buffett có một "phương thuốc giải độc" hoàn hảo. Chứng kiến phi công
lái máy bay riêng của mình không thực hiện được các mục tiêu trong cuộc sống của
bản thân, ông đã yêu cầu người này lập danh sách 25 thứ mình muốn hoàn thành
trước khi chết. Tuy nhiên, thay vì làm từng bước nhỏ hướng tới việc hoàn thành
mọi thứ trong danh sách, tỷ phú khuyên người phi công chọn ra 5 thứ mà bản thân
nghĩ là quan trọng nhất và phớt lờ toàn bố những thứ còn lại.
3. Lập kế hoạch quá mức
Nhiều người có tham vọng và có tổ chức cố gắng tối đa hóa hiệu suất của mình
bằng cách lập kế hoạch tỉ mỉ cho mỗi tiếng đồng hồ trong ngày của họ. Đáng tiếc
là, mọi thứ không phải luôn luôn diễn ra như dự kiến và một đứa con bị ốm hoặc
nhiệm vụ bất chợt có thể làm chệch hướng nghiêm trọng toàn bộ ngày của họ. Thay
vào đó, bạn có thể thử lập kế hoạch cho chỉ 4 - 5 tiếng đồng hồ công việc thực
sự mỗi ngày, để bản thân có thể linh hoạt hơn về sau.
4. Thiếu kế hoạch
Như đã nói, bạn cần phải dành thời gian để vạch kế hoạch trước khi cố gắng
đạt được bất kỳ mục tiêu dài hạn nào. Cố gắng đưa ra nước cờ cuối cùng cho dự án
mà bạn đang làm được một nửa thông qua quá trình có thể rất gây nản lòng và tiêu
tốn lượng lớn thời gian. Tiến sĩ Robert Pozen, giảng viên Đại học Havard (Mỹ)
khuyến nghị, bạn trước tiên nên quyết định bản thân muốn kết quả cuối cùng là
gì, sau đó vạch ra hàng loạt các bước cho bản thân. Một khi bạn đã đi được nửa
đường, bạn có thể xem xét lại công việc của mình để đảm bảo bạn đang đi đúng
hướng và điều chỉnh theo đó.
5. Để điện thoại ngay cạnh giường ngủ
Các màn hình đèn LED của những chiếc smartphone, máy tính bảng và laptop phát
tỏa ánh sáng xanh dương. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, ánh sáng xanh dương
có thể hủy hoại thị lực và ức chế việc sản sinh melatonin, một hoóc môn giúp
điều phối chu kỳ ngủ. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, những người có lượng
melatonin thấp cũng dễ bị trầm cảm hơn.
6. Cầu toàn
Thông thường, căn nguyên của sự trì hoãn là nỗi sợ không thể làm tốt công
việc, hơn là sự lười biếng. "Chúng ta bắt đầu công việc chỉ khi nỗi sợ hãi không
làm gì vượt quá nỗi sợ không làm nó rất tốt ... Và điều đó có thể rất mất thời
gian", triết gia Anh Alain de Botton và cũng là tác giả trang web "Cuốn sách
cuộc đời", cho biết.
Cách duy nhất để vượt qua sự chần chừ là từ bỏ chủ nghĩa cầu toàn và không
quá chú ý đến các tiểu tiết mà bạn đang trải qua. Hãy vờ như nhiệm vụ không quan
trọng và rằng việc phạm sai lầm cũng chấp nhận được để giúp bạn bắt đầu công
việc nhanh hơn.