Cường giáp là một bệnh nội tiết phổ biến nhất hiện nay. Hướng điều trị chủ yếu của bệnh này là dùng thuốc tây. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng có nhiều hạn chế.Vì vậy, ngoài thuốc những người mắc căn bệnh này có thể kết hợp với chế độ ăn uống để tăng hiệu quả điều trị.

Thế nào là bệnh cường giáp?

Cường giáp là một hội chứng thấy ở nhiều bệnh tuyến giáp hay gặp nhất là trong bệnh Basedow. Bệnh phần lớn kèm theo to tuyến giáp, hay gặp nhất là tuổi trung niên từ 30-45 tuổi.

Bệnh nhân thường tính tình dễ nóng nảy, hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, mau đói, người gầy, sút cân, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi… Do quá trình trao đổi chất của người bệnh tăng cao nên ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên có chế độ dinh dưỡng thích hợp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.

Bệnh Cường giáp phần lớn kèm theo to tuyến giáp.
Bệnh Cường giáp phần lớn kèm theo to tuyến giáp.

Bị cường giáp nên kiêng ăn gì?

- Thực phẩm giàu iod: Do iod là nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hormon, vì vậy người bệnh Basedow phải hạn chế và tránh ăn những thức ăn có hàm lượng iod cao như hải sản, rong biển…

- Gia vị cay nóng và các chất kích thích: Gia vị cay nóng như ớt, gừng…và các đồ uống có chất kích thích như cafe, nước có gas sẽ kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, làm bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu.

Chất kích thích.
Chất kích thích.

- Sữa tươi nguyên kem: Việc uống nhiều sữa tươi nguyên kem sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và tuyến giáp. Vì vậy, người bệnh nên uống sữa tách kem.

- Bột: Các loại bột sử dụng trong chế biến thức ăn thường chứa ít dưỡng chất, khó tiêu hơn so với những loại ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao nên sẽ ảnh hưởng xấu tới lượng hormone tuyến giáp.

Bột.
Bột.

- Đường: Khi nạp nhiều đường vào cơ thể sẽ gây tăng đường huyết đột biến khiến cho bệnh nhân có những triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh... ở người bệnh.

- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ có chứa hàm lượng cao cholesterol và chất béo bão hòa. Khi người bệnh ăn nhiều loại thực phẩm này người bệnh có thể mắc thêm một số bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch...

Thịt đỏ. Ảnh minh họa.
Thịt đỏ.

Khi mắc bệnh cường giáp cần nên ăn gì?

- Thực phẩm giàu đạm, calo:

Biểu hiện rõ nhất ở người bệnh Basedow là tình trạng sút cân, suy nhược mệt mỏi. Nguyên nhân là do người bệnh cường giáp thường có quá trình trao đổi chất cao hơn.

Để hạn chế gầy sút, suy kiệt cần ăn chế độ ăn giàu đạm, giàu calo, uống thêm nhiều nước. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng và mát (dưa hấu, đậu ván, rau cần, nấm kim châm) dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ. Ăn nhiều trái cây đặc biệt là trái cây chứa nhiều kali, phốt pho (chuối, nước dừa), các loại thực phẩm giàu goitrogenic như cải bắp, súp lơ, cải lá xoăn, củ cải…

- Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp:

Những thực phẩm này có thể khôi phục lại mức độ hormone khỏe mạnh trong cơ thể, bao gồm cả hormone ở tuyến giáp. Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh Basedow bao gồm gạo lứt, lúa mạch, bánh từ lúa mì...

Gạo lứt.
Gạo lứt.

- Thực phẩm giàu kẽm và canxi:

Bệnh Basedow khiến người bệnh bị cạn kiệt nguyên tố kẽm và làm thay đổi quá trình trao đổi canxi. Do đó chế độ ăn hợp lý nên bổ sung thành phần dưỡng chất này từ những thực phẩm như thịt nạc, rau dền, cải chíp, rau chân vịt, chuối, quả kiwi.

- Thực phẩm giàu vitamin A, E:

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E như cam, táo, cà rốt, đu đủ, xoài… sẽ giúp người bệnh chống lại các triệu chứng mệt mỏi của cường giáp.

thực phẩm giàu sinh tố A và E.
thực phẩm giàu sinh tố A và E.