Triệu chứng ho ra máu là dấu hiệu thường thấy của bệnh xơ phổi. Xơ phổi là tình trạng bệnh mạn tính, trong đó mô ở sâu bên trong phổi bị tổn thương, dày lên, cứng hơn do mất tính đàn hồi (tính co giãn), và tạo sẹo. Các sẹo này được gọi là xơ phổi. Do phổi bị xơ sẹo và cứng hơn, sẽ làm hạn chế khả năng hít thở của người bệnh.
Lao phổi: Ho ra máu có thể là dấu hiệu cho biết lao phổi xuất hiện, cũng có thể là hậu quả của lao phổi cho dù bệnh đã được chữa khỏi. Khi chữa khỏi bệnh lao phổi, những di chứng của quá trình viêm nhiễm lâu ngày hoặc sự tạo thành các xơ sẹo sẽ khiến bệnh nhân có thể vẫn ho ra máu. Triệu chứng này cũng là dấu hiệu tái phát bệnh, cho biết sự vi khuẩn lao đã hoạt động trở lại.
Đầu tiên, ho ra máu có thể ở mức độ nhẹ; nhưng nếu không biết chăm sóc sẽ dẫn đến nặng dần. Ngay khi ho ra máu nhẹ, lượng máu ho ra ít, người bệnh đã phải nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Phải có cốc đựng ở ngay bên cạnh để thuận tiện khi sử dụng. Không được nuốt vì máu vào dạ dày sẽ có thể gây nôn.
Giãn phế quản. Ngoài lao phổi và ung thư phổi, giãn phế quản cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp gây ho ra máu. Đặc tính của ho ra máu trong giãn phế quản là ho ra máu lượng ít, tự cầm trong vòng 3 - 5 ngày, tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là những khi bị cảm cúm dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh nhân thường có cảm giác tức, nóng trong ngực và phải ho bật mạnh ra thì có một chút máu, một số bệnh nhân ho ra máu khi vận động, gắng sức.
Đôi khi bệnh nhân giãn phế quản có thể ho ra máu lượng nhiều 100 - 200 ml và thậm chí ho ra máu dạng sét đánh dẫn đến tử vong. Nguyên nhân giãn phế quản có nhiều nhưng thường gặp nhất là giãn phế quản từ di chứng của lao phổi, giãn phế quản sau một nhiễm trùng mạn tính ở phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật đường thở.
Ung thư phổi - phế quản. Gặp triệu chứng này ở khoảng 50% các trường hợp, ho ra máu rất ít, lẫn với đờm thường ho về buổi sáng và trong nhiều ngày, có thể nghe thấy tiếng rít phế quản chứng tỏ khối u đã làm tắc phế quản không hoàn toàn.
Dù không mang tính đặc trưng nhưng những triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu rất có thể là thay đổi báo hiệu bạn đã mắc bệnh.
Bệnh phế quản: viêm phế quản cấp tính, mạn tính, hen phế quản...Một số trường hợp viêm phế quản cấp tính, mạn tính, hen phế quản... có biểu hiện sốt cao, đôi khi có hiện tượng ho ra máu.
Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim... Các bệnh làm tăng áp lực tiểu tuần hoàn. Ví dụ xẹp van hai lá, suy tim trái do cao huyết áp: người bệnh ho ra máu kèm theo khó thở, có khi lên cơn hen tim, phù phổi cấp. Không nên chẩn đoán vội vàng nguyên nhân ho máu trước khi khám toàn diện bệnh, nhất là tim mạch.
Bệnh toàn thân: Bệnh sinh chảy máu, thể trạng rải rác trong lòng mạch, nhiễm khuẩn huyết, bệnh thiếu vitamin C... Ngoài ra, ho ra máu cũng bắt nguồn từ nguyên nhân ngoại khoa: chấn thương, đụng giập lồng ngực, gãy xương sườn, sức ép do bom, do chất nổ...