Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids vào rạng sáng 21/10
Vào rạng sáng ngày 21/10, người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids - trận mưa sao băng cỡ trung bình với khoảng 20-30 vệt sao băng mỗi giờ. Tuy nhiên, thời gian diễn ra cực điểm của trận mưa sao băng này ở Việt Nam cũng là thời điểm Mặt Trăng ở gần chòm sao Orion. Do đó, việc quan sát sẽ bị cản trở khi số lượng sao băng sẽ giảm đáng kể. Dự báo, chỉ còn khoảng 10-15 sao băng mỗi giờ ở những khu vực có thời tiết và khí quyển lý tưởng và giảm hơn nữa với những nơi không khí ô nhiễm cao. Cụ thể, khoảng 22 giờ ngày 20/10, chòm sao Orion bắt đầu xuất hiện trọn vẹn trên bầu trời phía Đông. Nếu không có góc nhìn đủ thoáng, người xem có thể đợi tới 0 giờ ngày 21, chòm sao này sẽ mọc cao hơn và khoảng 3 giờ 30 phút tới 4 giờ ngày 21, chòm sao sẽ lên cao nhất và di chuyển về phía Tây. (
XEM THÊM)
Hình chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: redditweekly.com)
Dự án xây dựng quốc gia đầu tiên trong vũ trụ
Theo Telegraph, hôm qua, tiến sĩ Igor Ashurbeyli, nhà khoa học Nga kiêm chủ tịch Hội đồng Khoa học Không gian thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công bố dự án xây dựng quốc gia đầu tiên trong vũ trụ nhằm tạo ra một khu vực không gian độc lập với các nước trên mặt đất.
Nhóm thực hiện dự án đặt tên quốc gia mới là Asgardia, lấy theo Asgard, một trong 9 thế giới được nhắc đến trong thần thoại Bắc Âu. Công chúng được mời đăng ký trở thành cư dân của Asgardia với số lượng tối đa 100.000 người, đồng thời tham gia thiết kế cờ cho quốc gia mới.Các nhà khoa học trong dự án cũng dự tính chế tạo một tấm chắn bảo vệ loài người trước những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự sống như rác vũ trụ, bão lửa Mặt Trời và va chạm với thiên thạch. (
XEM THÊM)
Các nhà khoa học lên kế hoạch xây dựng Asgardia, quốc gia đầu tiên trong vũ trụ.
Ảnh minh họa: James Vaughan
Phương pháp mới trong điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm
Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine của Mỹ số ra ngày 12/10, các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 để chỉnh sửa đột biến gây bệnh trong các tế bào gốc từ máu của bệnh nhân. Phương pháp này được áp dụng thử nghiệm trên chuột và cho kết quả khả quan khi những tế bào gốc đã chỉnh sửa được cấy lại vào cơ thể chuột không gây tác dụng phụ. Theo nghiên cứu, dù chỉ có "một phần" của các tế bào gốc được sửa chữa và sản xuất huyết sắc tố hemoglobin khỏe mạnh, song điều này cũng đủ "để mang lại lợi ích lớn lao cho những bệnh nhân mắc bệnh thiếun máu hồng cầu lưỡi liềm. Mặc dù thừa nhận vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi phương pháp này có thể được sử dụng trong các phòng khám, song các nhà nghiên cứu cho rằng điều này đã mở đường cho các phương thức điều trị mới dành cho các bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu hình liềm. (
XEM THÊM)
Ảnh minh họa.
Chính thức thương mại hóa ôtô bay
Công ty Aeromobil của Slovakia sẽ sản xuất hàng loạt ô tô bay ngay trong năm 2017. Tuy nhiên, phát minh công nghệ mới này cũng không thể tránh được những hạn chế. Một trong những vấn đề bất cập của ô tô bay là “đường băng”. Để cất cánh, Aeromobil - tên của loại ô tô bay này, cần một bề mặt phẳng dài ít nhất 200m. Giá thành cũng là vấn đề khi khách hàng sẽ phải bỏ ra hàng trăm nghìn euro để sắm được Aeromobil.
Mặc dù vậy, Công ty Aeromobil vẫn tỏ ra lạc quan và cho rằng chỉ vài năm sau, các “đường băng” đặc biệt cho ô tô bay cất cánh sẽ được xây dựng dọc theo các tuyến đường hay khu nghỉ dưỡng, giúp giải tỏa đáng kể sự ùn tắc giao thông của các thành phố lớn. Hiện nay, nhiều chuyên gia cũng đang nghiên cứu việc phát triển công nghệ cất cánh thẳng đứng cho loại ô tô bay này. (
XEM THÊM)
Mẫu ô tô bay do Công ty Aeromobil của Slovakia chế tạo. Ảnh: aeromobil.com
Phát hiện bất ngờ về đội quân gác mộ Tần Thủy Hoàng
Theo Telegraph, nghiên cứu mới của các nhà khảo cổ học quốc tế chỉ ra nhiều khả năng người Hy Lạp đã giúp đỡ Trung Quốc xây dựng đội quân đất nung nổi tiếng trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở tỉnh Tân Cương. Bởi trong lúc khai quật khu lăng mộ, các nhà khảo cổ tìm thấy ADN ty thể chỉ có ở người châu Âu, cho thấy các nhà du hành phương Tây đã tới định cư ở Trung Quốc vào thời Tần Thủy Hoàng từ năm 259 đến 210 trước Công nguyên, sớm hơn 1.500 năm so với ghi nhận trước đây. Giáo sư Lukas Nickel, chủ tịch Bảo tàng Mỹ thuật châu Á tại Đại học Vienna, Áo tin rằng, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng mang âm hưởng của những bức tượng Hy Lạp xuất hiện ở Trung Á sau thời trị vì của Alexander Đại đế. "Tôi nghĩ một nhà điêu khắc người Hy Lạp có thể đã đến đây và hướng dẫn nghệ nhân địa phương", Nickel nói. (
XEM THÊM)
Đội quân đất nung bao gồm 8.000 tượng binh sĩ canh gác lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Smithsonian Magazine
Tăng nguy cơ mất trí nhớ do ô nhiễm không khí và thiếu vitamin D
Các nhà khoa học tin rằng khoảng 2/3 các nguy cơ của bệnh mất trí nhớ được gây ra bởi các yếu tố từ lối sống thường ngày như hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì cũng như di truyền. Tuy vậy, 1/3 nguy cơ vẫn chưa rõ nguyên nhân và các nhà nghiên cứu Edinburgh tin rằng các yếu tố về môi trường có thể là thủ phạm. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng ô nhiễm không khí được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì vậy nó cũng có thể gây ra những căng thẳng oxi hóa hay viêm nhiễm ở não bộ. Các hạt từ tính cực nhỏ từ vật liệu được sản sinh ra bởi động cơ và phanh xe hơi cũng vừa được tìm thấy trong não của bệnh nhân mắc Alzheimer. (
XEM THÊM)
Ô nhiễm không khí và thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.
Nguồn: Alamy
Vật liệu nano giúp thu được cồn từ không khí
Theo tạp chí ChemistrySelect, các nhà vật lý Mỹ đã chế tạo được loại vật liệu nano vô cùng độc đáo mà khi chịu tác động của điện sẽ giúp biến khí CO2 có trong không khí thành các phân tử cồn etylic (ethyl alcohol). Về mặt nguyên tắc, thiết bị tạo ra trên cơ sơ phát minh của các nhà khoa học sẽ cho phép thu được từ khí CO2 không chỉ cồn mà còn hàng loạt chất khác, chỉ cần chỉnh sửa kết cấu của thiết bị. Các chuyên gia Mỹ bình luận rằng giờ đã rõ cách tận dụng loại khí carbon dioxide mà loài người thải ra với khối lượng khổng lồ vào khí quyển. Đặc biệt giá thành của một thiết bị như vậy không cao. Hơn nữa có thể liên kết nó với các tấm pin Mặt trời để sản xuất ra nhiên liệu sinh học với số lượng không hạn chế. (
XEM THÊM)
Kim loại quý hơn vàng, dễ cháy hơn xăng
Theo Gizmodo, Cesium - kim loại đắt giá mang số hiệu 55 trong bảng tuần hoàn hóa học - là kim loại kiềm mềm nhất, cũng đồng thời có độ hoạt động mạnh nhất. Kim loại này phát nổ trong nước ở nhiệt độ -116°C, và bốc cháy ngay lập tức ở nhiệt độ phòng. Với nhiệt độ nóng chảy cực thấp 28,5°C, cesium là một trong 5 kim loại tồn tại ở thể lỏng. Cesium có nguồn cung rất hạn chế, khiến kim loại này có giá cao hơn cả vàng và ở thể rắn, nó có cấu trúc tinh thể rất giống vàng. Cesium thường được dùng để chế tạo nhiên liệu phóng tàu vũ trụ, các thiết bị phóng xạ để điều trị ung thư và trong đồng hồ nguyên tử. (
XEM THÊM)
Ở thể rắn, cesium có cấu trúc tinh thể khá giống vàng. Ảnh: YouTube