|
Một Facebook rao bán tiền giả trong Nhóm Mua và Bán.
|
Tiền giả được các đối tượng quảng cáo giống tiền thật tới 99%, chỉ có qua máy soi mới phát hiện đượcchứ mắt thường không thể nhận biết được. Tiền giả có các mệnh giá 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng. Giá bán tiền giả được nhân với 10 hoặc 12 lần tiền thật. Ví dụ, có Facebooker rao 1 triệu tiền thật mua được 12 triệu tiền giả, 2 triệu tiền thật mua được 25 triệu tiền giả. Người mua phải chuyển khoản trước 50% tiền cọc, sẽ được người giao tiền giả tại địa chỉ và nhận nốt 50% còn lại. Facebook khác lại bán tiền giả với mức 1 triệu tiền thật mua được 10 triệu tiền giả.
Một số Facebooker còn đăng rao bán tiền giả trong các nhóm mua bán có hàng trăm nghìn thành viên.
Nạn mua bán tiền giả trên Facebook diễn ra từ nhiều năm nay, ICTnews có nhiều bài phản ánh, cơ quan công an cũng đã phá một số vụ án mua bán tiền giả qua mạng, tuy nhiên tình trạng không hề giảm xuống mà vẫn diễn ra công khai. Thậm chí có Facebooker còn livestream để quảng cáo, bán tiền giả trên Facebook.
ICTnews đã gọi điện thoại vào số di động của người rao bán tiền giả để hỏi cách thức mua tiền thì được biết, số lượng mua tối thiểu là 1 triệu đồng tiền thật sẽ được 10 triệu tiền giả, ở Hà Nội chỉ sau 1 tiếng rưỡi là nhận được tiền. Theo người bán nàythì người mua chỉ cần đặt cọc bằng cách nhắn mã thẻ cào tối thiểu 200.000 đồng của bất cứ nhà mạng nào kèm theo địa chỉ nhận hàng, sau khi nhận được mã thẻ người bán sẽ gửi tin nhắn xác nhận với người mua, sau đó có người giao tiền giả tận địa chỉ. Người bán này còn cho biết thêm, tối thiểu phải mua 500.000 đồng tiền thật thì mới giao hàng, mệnh giá nào cũng có sẵn. Khi ICTnews ngỏ ý muốn mua 100.000 đồng về tiêu thử trước xem có được không, thì người này từ chối bán vì số lượng ít và cho biết chỉ giao dịch từ 500.000 đồng trở lên.
Đại diện PC50 Công an Hà Nội khẳng định, không ít những trang Facebook đăng tải thông tin như vậy là giả mạo, lừa đảo. Không ít người vì hám lợi đã giao dịch chuyển tiền trước theo yêu cầu của các chủ tài khoản trên, nhưng rồi đợi mãi không thấy tiền giả chuyển lại mới biết là mình bị lừa. Phần lớn những kiểu lừa đảo này có ít người quan tâm. Nhưng cũng có một số người do nhận thức và ý thức hạn chế nênbị dính bẫy.
Cơ quan công an đã phá rất nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua chiêu thức mua bán, đổi tiền giả qua mạng xã hội. Mới đây nhất, ngay trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất,Công an tỉnh Sóc Trăng vừa bắt tạm giam Ông Nhựt Trường (25 tuổi, ngụ Sóc Trăng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo điều tra ban đầu, Trường sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để rao đổitiền giả mệnh giá từ 50.000 đến 500.000 đồng lấy tiền thật. Thanh niên này đưa ra tỉ lệ cứ 1 triệu đồng tiền thật đổi được 12 triệu đồng tiền giả. Với chiêu thức này, từ tháng 6/2017 đến khi bị bắt, Trường đã liên hệ, thỏa thuận giao dịch qua đường bưu điện với hàng chục khách hàng ở các tỉnh, thành miền Tây. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền thật đặt cọc của khách hàng, Trường không có tiền giả để giao mà đóng gói... khăn ướt gửi lại họ.
Mới đây, Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can Bùi Văn Hải, trú tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 290, Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo cáo trạng, từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017, Bùi Văn Hải lập nhiều tài khoản Facebook lừa bán tiền giả với số lượng lớn chiếm đoạt tổng số tiền hơn 5,7 tỷ đồng của 11 bị hại. Hải sử dụng thủ đoạn che giấu nhân thân, không trực tiếp gặp khách hàng để giao dịch, liên hệ bằng SIM “rác”, nhận tiền qua mã thẻ để lừa đảo các bị hại, chuyển tiền thật mua tiền giả, sau đó cắt mọi liên lạc.
Ngoài 11 bị hại nêu trên, qua khai thác dữ liệu từ các tài khoản Facebook và lời khai của Hải đã xác định Bùi Văn Hải còn chiếm đoạt của nhiều bị hại khác với số tiền 1,3 tỷ đồng, trong số này có 7 người sử dụng tài khoản Facebook mua tiền giả,bị đối tượng chiếm đoạt hơn 282 triệu đồng.