Nhiều cơ sở nuôi hải sản ở Nhật được đặt sâu trong đất liền, thậm chí rừng núi nhờ công nghệ mới; màu xanh mới nhất do con người tạo ra có tên YInMn blue vừa được cấp giấy phép thương mại... là những thông tin đáng chú ý sáng 23/6.
Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp giới thiệu chuyên gia cho nông dân
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, đã trực tiếp đưa
chuyên gia - tiến sỹ Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch kiêm TGĐ Cty CP Rynan Agrifood -
đến gặp nông dân ở ấp An Hòa, xã An
Nhơn, huyện Châu Thành để giới thiệu cho họ về công nghệ cao trong trồng nhãn.
Chuyên gia cũng giới thiệu công nghệ sử dụng bao bì khí cải tiến để bảo quản
trái xoài dài ngày, phân bón thông minh tan từ từ trong 60 ngày nên không bị rửa
trôi, bốc hơi(
XEM THÊM).
Chàng trai 20 tuổi chế tạo thiết bị dọn rác đại dương
Dự án chế tạo cỗ máy khổng lồ dọn rác đại dương dựa vào hoạt
động của thủy triều theo ý tưởng của chàng trai Hà Lan Boyan Slat đã thu hút được
hơn 2 triệu USD gây quỹ đầu tư. Công ty Ocean Cleanup của Slat đang chuẩn bị
cho cỗ máy vận hành ở quy mô lớn 2.000 mét vuông gần đảo Tsushima, nằm giữa Nhật
Bản và Hàn Quốc. Ước tính gần 30.000 mét khối rác dạt vào bờ biển Tssushima mỗi
năm, và cư dân đảo này hy vọng giảm chi phí dọn dẹp lên đến 5 triệu USD mỗi năm. (
XEM THÊM).
Nhật Bản nuôi hải sản trong rừng, núi bằng công nghệ cao
Với hy vọng sản xuất hải sản tại các khu vực xa biển, nhiều công
ty phi ngư nghiệp của Nhật Bản đang áp dụng
công nghệ cao để có thể đặt cơ sở nuôi tôm, cá sâu trong đất liền. Kitz, công
ty sản xuất van, đã tận dụng công nghệ lọc nước, biến nước máy thành nước biển
của họ để xây dựng cơ sở nuôi cá tự động
trong rừng sâu vùng núi Nagano. Kitz lên kế hoạch bán các cơ sở ngư nghiệp trên
đất liền vào tháng 3/2017, hi vọng đạt doanh thu thường niên 4,77 triệu USD. (
XEM THÊM).
Microsoft chế bẫy bắt muỗi nhận dạng được muỗi mang virus Zika
Microsoft vừa phát minh ra một loại bẫy bắt muỗi có khả năng nhận diện loại muỗi mang virus Zika thông qua tiếng vỗ cánh. Đây được coi là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của loại virus này. Nhờ ứng dụng công nghệ máy tính tự học và trí tuệ nhân tạo, theo thời gian, những cái bẫy này sẽ trở nên thông minh hơn và có thể xác định được bất cứ loại muỗi nào mà các nhà nghiên cứu quan tâm. (
XEM THÊM).
Nồng độ CO2 ở Nam cực cao kỷ lục sau 4 triệu năm
Nồng độ CO2 trong khí quyểnvượt mức 400 ppmđo được tại Đài quan sát Nam cực ngày 23/5 được các nhà khoa học đánh giá là cao kỷ lục, lần đầu tiên xảy ra trong suốt 4 triệu năm qua tại Nam cực. Lượng CO2 trong bầu khí quyển thời tiền công nghiệp chỉ dao động trong khoảng 280 ppm. Hơn một thế kỷ sau, con số này đã cao hơn 120 ppm và lên tới ngưỡng 400 ppm - được cho là ngưỡng an toàn - vào năm 2013. (
XEM THÊM).
Samsung đầu tư khủng cho IoT
Samsung vừa quyết định đầu tư 1,2 tỷ USD cho bộ phận nghiên cứu, phát triển các sản phẩm và ứng dụng Internet of Things (IoT). Số tiền này cho thấy quyết tâm chiến lược của Samsung cũng như nỗ lực cạnh tranh ngay từ đầu của kỷ nguyên IoT với các gã khổng lồ khác như Qualcomm và Intel. Theo kế hoạch, toàn bộ số tiền đầu tư này sẽ được giải ngân trong 4 năm tới cho bộ phận R&D tại Mỹ. Trong đó, 600 triệu USD sẽ cấp cho 2 trong số các trung tâm nghiên cứu của Samsung tại thung lũng Silicon. (
XEM THÊM).
Cấp giấy phép thương mại cho màu xanh YInMn blue
YInMn blue - tên sắc màu xanh mới nhất con người tạo ra - đã được khám phá từ năm 2009, bởi nhóm nghiên cứu của nhà hóa học Mas Subramanianand thuộc ĐH Oregon (Mỹ). Tuy nhiên, đến nay, sắc màu này mới chính thức được cấp giấy phép thương mại.YInMn blue ra đời hoàn toàn tình cờ, các chuyên gia lúc đó đang thực hiện thí nghiệm trộn oxit mangan đen cùng một số hóa chất, rồi nung tất cả ở nhiệt độ 1.000 độ C. YInMn Blue ra đời, với cái tên ghép từ ký hiệu hóa học của 3 nguyên tố thành phần (Yttium, Indi và Mangan). (
XEM THÊM).
Phát hiện hành tung đáng nghi của công ty Trung Quốc tố Apple ăn cắp
Tuần trước, báo chí rầm rộ đưa tin Apple bị kiện đánh cắp thiết kế của một công ty vô danh tại Trung Quốc. Công ty này có tên Schenzhen Baili. Apple bị kiện vi phạm thiết kế của sản phẩm smartphone mang tên 100C của hãng này. Trang Wall Street Journal phát hiện ra Schenzhen Baili “gần như không tồn tại”. Công ty này chẳng những không kinh doanh trên lĩnh vực di động mà thậm chí còn không có văn phòng. Bất chấp điều đó, công cuộc kiện cáo vẫn được thực hiện. (
XEM THÊM).
Huy Ba (Tổng hợp)