Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành Hà Giang; theo các nhà khoa học Mỹ, virus zika có khả năng làm teo tinh hoàn tới 90% và gây ra tình trạng vô sinh ở chuột... là những tin khoa học chính sáng 1/11.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý sản phẩm cam sành Hà Giang
Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) số 00052 cho sản phẩm cam sành Hà Giang. Cam sành Hà Giang có dạng tròn hơi dẹt, vỏ sần sùi, lớp cùi phía trong dày hơn các loại quả khác cùng chi, khi chín vỏ quả màu vàng cam. Cam có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và pha giôn giốt chua nhưng rất ngon, tép cam mọng nước. Khu vực địa lý được bảo hộ CDĐL là vùng thuộc phía nam tỉnh Hà Giang có khí hậu ôn hòa, mưa nhiều, mát về mùa hè và không quá giá lạnh về mùa đông, gồm: Thị trấn Việt Quang, thị trấn Vị Xuyên, Việt Lâm, 1 số xã thuộc huyện Bắc Quang, huyện Quang Bình và huyện Vị Xuyên. (
XEM THÊM)
Cam sành Hà Giang được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Nhà du hành Mỹ là người đầu tiên xác định trình tự ADN trong vũ trụ
Ngày 30/10, Trung tâm quản lý các chuyến bay vũ trụ (MCC) thông báo 3 phi hành gia đã trở về Trái đất an toàn sau khi hoàn tất 40 thí nghiệm khoa học kéo dài 115 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tại đây, nhà khoa học Mỹ Kate Rubín đã thành công trong việc xác định trình tự ADN các mẫu của chuột, virus và vi khuẩn giống như trình tự sắp xếp được các nhà khoa học ở Trái Đất tiến hành cùng thời điểm. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thí nghiệm này có thể giúp xác định những vi khuẩn nguy hiểm có trên trạm không gian để từ đó có thể chẩn đoán bệnh trong không gian một cách chính xác. (
XEM THÊM)
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-20M rời bệ phóng. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thiên thạch rộng 25 m sượt qua Trái Đất đêm Halloween
Theo Mirror, hệ thống giám sát không gian mới mang tên Scout của NASA đã dự đoán các lộ trình của thiên thạch Halloween sẽ bay ngang qua Trái đất lần đầu tiên hôm 25/10. Dữ liệu tải lên hệ thống Scout cho phép phần mềm dự đoán các lộ trình của thiên thạch trong vòng 10 phút, kể cả lộ trình va chạm với Trái Đất.
Thiên thạch Halloween có bề rộng lên tới 25m bay sượt qua Trái Đất ở khoảng cách 498.897km, gấp khoảng 1,3 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng vào đêm 31/10. (
XEM THÊM)
Thiên thạch đường kính 25m được hệ thống cảnh báo sớm Scout của NASA phát hiện.
Ảnh: Mirror
Trái Đất sẽ chìm trong bóng tối từ ngày 15-29/11?
NASA vừa phát đi lời cảnh báo về việc rất có thể Trái Đất sẽ chìm vào bóng tối từ ngày 15 đến ngày 29/11/2016. Hiện tượng được cho là xảy ra do tác động lực hút giữa sao Kim và sao Mộc. Vượt sao Mộc từ phía tây nam Sao Kim sẽ tỏa sáng gấp mười lần thông thường dẫn tới sự nóng lên của khí gas trên sao Mộc, thải ra lượng lớn khí hydro vào không gian. Các chất tiếp xúc với Mặt trời sẽ gây những vụ nổ trên bề mặt, làm tăng nhiệt độ lên đến 9 nghìn độ C. Phản ứng dẫn đến thực tế Mặt trời có màu xanh nhạt. Trạng thái này sẽ diễn ra khoảng hai tuần. Tuy nhiên, cổng thông tin Hngn.com lại đăng tải bài viết phản hồi rằng NASA đồng ý với những thông tin trên nhưng chuyện Trái Đất sẽ chìm trong bóng tối là không thể xảy ra, mọi thứ vẫn bình yên, duy chỉ có khả năng nhiệt độ nóng lên chút ít. (
XEM THÊM)
Rất có thể Trái đất sẽ chìm vào bóng tối từ ngày 15 đến ngày 29/11/2016.
Virus Zika gây teo tinh hoàn tới 90%
Giáo sư Michael Diamond cùng một số đồng nghiệp tại Trường ĐH Y khoa Washington (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu tác động của virus Zika trên loài chuột và rút ra kết luận: Virus này có khả năng làm teo tinh hoàn tới 90% và gây ra tình trạng vô sinh ở loài động vật gặm nhấm này. Dù chưa có kết luận chính xác về triệu chứng gây teo tinh hoàn 90% ở người nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng ít nhất virus Zika có thể làm giảm số lượng tinh trùng và nồng độ testosterone ở nam giới bị ảnh hưởng. Đã có lo ngại nếu Zika xâm nhập cơ thể nam giới, virus này sẽ tìm đường vào cơ quan sinh sản rồi tiếp tục lây lan qua đường tình dục. (
XEM THÊM)
Virus này có khả năng làm teo tinh hoàn tới 90% và gây ra tình trạng vô sinh ở chuột.
Ảnh: Shutterstock
Việt Nam chế tạo màng lọc nano giúp loại bỏ ion kim loại nặng
Màng lọc nano chitosan/ PEO do nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, đứng đầu là ThS. Bùi Thị Thời chế tạo đã đạt hiệu quả lọc hấp phụ ion kim loại khá cao. Khác với những công nghệ truyền thống như lọc cát, lọc bằng than hoạt tính, keo tụ… đang được áp dụng thì công nghệ lọc bằng màng lọc là một trong các phương pháp tách hiện đại và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Theo các nhà khoa học đánh giá, công nghệ lọc sử dụng màng sợi nano chế tạo bằng phương pháp kéo sợi nhờ lực điện trường cho phép chế tạo vật liệu sợi nano với diện tích bề mặt riêng lớn. Vì vậy, sự bám dính trên bề mặt lớn; độ xốp lớn với các mao quản có kích thước từ vài chục nano mét đến vài micro mét. (
XEM THÊM)
Phát hiện miệng vành núi lửa đồng tâm kỳ lạ trên mặt trăng
Hiện tượng địa chất này là miệng núi lửa Orientale mới được các nhà khoa học thuộc NASA phát hiện trên mặt trăng. Khác xa với những núi lửa khác, Orientale mang hình dạng của một khối vành địa chất đồng tâm kỳ lạ. Tính từ ngoài vào trong, có tổng cộng hơn 5 vành địa chất dạng tròn đồng tâm, phần trung tâm là miệng núi lửa với bán kính ước tính khoảng 180 km. Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân tạo ra cấu trúc miệng núi lửa kỳ quái này có thể là do tác động của một thiên thạch có đường kính khoảng 64 km. Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Khoa học Quốc tế. (
XEM THÊM)
Đ. Dung (Tổng hợp)