Không cần đến "siêu năng lực", bạn vẫn có thể làm con quay lơ lửng giữa không trung một cách kỳ diệu.
Màn ảo thuật "con quay lơ lửng" là một trong những màn trình diễn kinh điển trong ứng dụng từ trường nam châm.
Đầu tiên, hãy chuẩn bị 2 thỏi nam châm lớn (nam châm này các bạn có thể lấy trong các thùng loa cũ), 3 mẩu đất sét, 3 nắp chai nhựa và một tấm kính, rồi thực hiện theo hình dưới đây.
Tiếp theo là chế tạo con quay. Sử dụng một que gỗ cùng 3 nam châm nhỏ có lỗ ở giữa, rồi gắn chúng lại với nhau. Hãy tự mình điều chỉnh kích cỡ của dây cuốn để con quay có thể quay một cách cân bằng.
Tiếp đến là quay con quay trên tấm kính đã chuẩn bị vừa nãy, rồi nâng tấm kính lên. Chú ý rằng phải đặt con quay ở phần chính giữa nam châm.
Và bây giờ, chúng ta đã có một con quay lơ lửng rất ngoạn mục.
Cùng xem video dưới đây để thấy rõ hơn các bước thực hiện.
Vì sao lại thế?
Nguyên lý của hiện tượng "con quay lơ lửng"
Nguyên lý của hiện tượng này thực ra rất đơn giản, đó chính là lực từ trường của nam châm. Trước khi quay, các bạn cần đặt sao cho nam châm lớn và đỉnh quay của con quay cùng cực, như hình vẽ thì đó là cực Bắc.
Về mặt logic, lực đẩy giữa các nam châm sẽ khiến con quay lơ lửng tại điểm cân bằng với trọng lực của con quay. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao con quay lại... quay? Trên thực tế, khi lực quay chậm lại do ma sát với không khí, con quay sẽ rơi xuống như hình dưới.
Đó là để ngăn không cho con quay bị lộn ngược trở lại. Trong khi đỉnh quay và nam châm lớn phía dưới đẩy nhau thì cực còn lại của con quay sẽ có xu hướng rơi xuống do sự hấp dẫn trái dấu dưới tác động của trọng lực.
Do đó, lực quay sẽ giúp phần trên của con quay có một moment xoắn xoay theo hướng của từ trường, giữ cho con quay được cân bằng thay vì lộn ngược trở lại và rơi xuống.
Con quay sẽ ngừng lại sau một khoảng thời gian ngắn, do sự tác động của lực ma sát với không khí. Nếu chúng ta có thể thực hiện thí nghiệm trong môi trường chân không (không có không khí), con quay có thể quay vĩnh viễn.