Các kĩ sư của NASA vừa kích hoạt chế độ khẩn cấp nhằm giải quyết trục trặc trên chiếc tàu vũ trụ Kepler - chuyên sử dụng cho việc phát hiện hành tinh mới.

Cơ quan này đã phát hiện những hiện tượng bất thường hơn một ngày trước - ngay trước khi họ định chuyển hướng chiếc tàu quay tới trung tâm dải ngân hà để thực hiện chuyến tìm kiếm mới.

Thông thường, chế độ khẩn cấp là cấp vận hành thấp nhất của tàu vũ trụ. Nó thường yêu cầu nhiều nhiên liệu hơn đáng kể so với chế độ vận hành thông thường. Điều này khiến đội ngũ vận hành tàu Kepler phải nỗ lực hết mình để giải quyết rắc rối, đưa tàu trở lại vận hành bình thường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc kết nối liên lạc với Kepler lại không hề dễ dàng bởi lẽ chiếc tàu này đang cách trái đất tới 75 triệu dặm. Theo thông tin do NASA đưa ra, mỗi tín hiệu mệnh lệnh di chuyển với vận tốc ánh sáng sẽ cần 13 phút để đến và đi.

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Kepler gặp trục trặc. Sau khi được phóng lên vũ trụ vào năm 2009 với mục tiêu tìm kiếm các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời, tàu đã hoàn tất các mục tiêu chính ngay từ năm 2008 - tìm ra gần 5.000 hành tinh mới. Tuy nhiên, tới tháng 7/2012, Kepler đã gặp lỗi ở một trong bốn bánh xe hồi chuyển (giúp xoay hướng tàu). Sau đó, bánh xe thứ hai cũng bị vô hiệu hoá vào tháng 5/2013 khiến tàu không thể tiếp tục theo đuổi nhiệm vụ chính.

Tới năm 2014, NASA vẫn quyết định duy trì hoạt động của Kepler với nhiệm vụ mới mang số hiệu K2 nhờ vào việc sử dụng áp suất từ mặt trời để định hướng tàu.