Kể từ khi thời đại công nghiệp bắt đầu, các hoạt động của con người, chẳng hạn như đốt các nhiên liệu hóa thạch và thải carbon dioxide vào khí quyển - đã khiên nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm khoảng 1°C.

Mặc dù con số chênh lệch có vẻ nhỏ nhưng các tác động của nó lại hiển hiện theo cách thức thực sự khủng khiếp. Một số sự kiện thời tiết cực đoan gần đây của thế giới như các cơn siêu bão và sóng nhiệt, có thể là hậu quả trực tiếp từ sự nóng lên toàn cầu.

Trong năm 2015, thế giới đã xích lại gần nhau để tìm cách phòng tránh hiện tượng biến đổi khí hậu thảm khốc. 195 quốc gia và các tổ chức quốc tế đã ký hiệp định khí hậu Paris đồng thuận việc giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu mức tăng tuyệt đối dưới 2°C và cố gắng duy trì giới hạn tăng nhiệt dưới mức 1,5°C.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Như một phần của thỏa thuận, Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), cơ quan quan trọng nhất thế giới về đề tài này, được yêu cầu xuất bản một báo cáo vào năm 2018 để giúp các nhà hoạch định chính sách của thế giới đạt được mục tiêu đầy tham vọng về giới hạn 1,5°C. Báo cáo IPCC đã được công bố tại Seoul hôm 8/10. Dưới đây là tóm tắt những gì bạn cần biết:

Sự khác biệt giữa thế giới 1,5°C và thế giới 2°C là gì?

Báo cáo đưa ra cách so sánh sau đây: "Đến năm 2100, mực nước biển dâng toàn cầu sẽ thấp hơn 10 cm nếu nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng ở mức 1,5°C thay vì mức 2°C. Hiện tượng không đóng băng tại Bắc Băng Dương trong mùa hè sẽ chỉ diễn ra là một lần sau mỗi một thế kỷ với sự nóng lên toàn cầu tăng ở mức 1,5°C, so với việc diễn ra ít nhất một lần sau mỗi một thập kỷ ở mức tăng 2°C. Rạn san hô sẽ giảm 70-90% với sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C trong khi hầu như tất cả sẽ bị mất với mức 2°C".

Sự khác biệt giữa thế giới 1 độ C và 2 độ C

Thế giới của 1.5°C sẽ đỡ tồi tệ hơn nhiều. Còn gì nữa không?

Ngoài việc cắt giảm tác hại, báo cáo của IPCC còn chỉ ra rằng thích ứng với mức tăng nhiệt 1,5° C sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 cho thấy nếu đạt được mục tiêu khí hậu đầy tham vọng này, thế giới sẽ tiết kiệm một khoản tương đương 30 nghìn tỷ USD. Đồng nghĩa với việc, vào cuối thế kỷ này, chúng ta sẽ được chứng kiến thế giới sẽ giàu có thêm khoảng 3% nếu mục tiêu giới hạn 1,5°C so với mục tiêu 2°C thực sự đạt được.

Chúng ta phải làm thế nào?

Chúng ta vẫn ở rất xa. Jim Skea của Imperial College London và một đồng tác giả của IPCC cho biết: "Giới hạn nóng lên ở mức 1.5°C là khả thi dựa vào các qui luật hóa học và vật lý, nhưng để làm như vậy đòi hỏi những thay đổi chưa từng có ở chúng ta".

"Những thay đổi chưa từng có" này nằm ở hai điều cơ bản. Đầu tiên, thế giới cần phải bắt đầu cắt giảm khí thải. Thay vào đó thì vào năm 2017, lượng khí thải của thế giới lại đạt mức cao kỷ lục mới. Thứ hai, chúng ta cần giảm lượng khí thải rất nhanh.

Việc này không hề đơn giản, theo tính toán của các nhà khoa học chúng ta cần giảm lượng khí thải nhà kính ở mức 45% trong năm 2010 xuống mức dưới 20% vào năm 2030, và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ mục tiêu giảm khí CO2

Thậm chí chúng ta còn cần lượng khí thải đạt mức âm.

Chúng ta đã trì hoãn hành động ổn định khí hậu quá lâu, để đạt được các mục tiêu khí hậu của chúng ta, thế giới sẽ không chỉ phải giảm lượng khí thải xuống con số 0 mà thậm chí còn cần rút một lượng khí carbon dioxide ra khỏi không khí. Có một số "công nghệ phát thải âm" mà chúng tôi có thể triển khai để làm điều đó, nhưng báo cáo cho rằng "hiệu quả của các kỹ thuật này chưa được chứng minh ở quy mô lớn và một số có thể mang lại rủi ro đáng kể cho phát triển bền vững".

Các nhà khoa học khí hậu làm gì trong báo cáo?

Nhiều nhà khoa học hoan nghênh việc lấy "lượng phát thải ròng bằng không" làm mục tiêu. Mục tiêu có một thông điệp rõ ràng rằng: mọi lĩnh vực của nền kinh tế cần phải đạt được mức phát thải bằng không nếu chúng ta muốn ổn định khí hậu, chúng ta thực hiện sớm bao nhiều càng có cơ hội tốt hơn để đạt được mục tiêu bấy nhiêu.

Các chính phủ đã đồng ý về mục tiêu 1.5°C ở Paris vào năm 2015 và đã biết chính xác điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu biến đổi khí hậu đang rất cấp thiết. Tuy vậy, không có bất kỳ hành động đánh giá IPCC nào sau đấy nữa được tiến hành.

Bảo vệ môi trường

Có tin vui nào không?

Tin tốt là một số hành động cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu tới 1,5°C đã được tiến hành trên khắp thế giới, nhưng chúng sẽ cần phải tăng tốc.

Những động thái triển khai nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn để thay thế nhiên liệu hóa thạch, mở rộng công nghệ lưu trữ năng lượng, cắt giảm khí thải các nhiên liệu hóa thạch mà chúng ta sử dụng, thông qua việc sử dụng và lưu giữ carbon, cùng sự phát triển công nghệ phát thải âm.

Rõ ràng là những lợi ích cho một thế giới giảm thiểu hiện tượng biến đổi khí hậu quan trọng hơn chi phí phải bỏ ra cho việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.