Một nghiên cứu mới đã phát hiện mối liên hệ tiềm tàng giữa tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn đường ruột gây ra và tiến triển của bệnh Alzheimer.

Theo nhóm tác giả tại Phòng thí nghiệm về hệ vi sinh vật đường ruột của Đại học Bang Florida, nằm viện cùng với việc dùng kháng sinh làm suy giảm sự đa dạng của hệ vi sinh vậ đường ruột. Ở người lớn tuổi, điều này không chỉ khiến họ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về tiêu hóa, mà còn mắc phải các bệnhnhư rối loạn thoái hóa thần kinh dosự mất cân bằng của trục ruột-não.

Cụ thể, sử dụng mô hình chuột trong thử nghiệm tiền lâm sàng, nhóm nghiên cứu chứng minh rằng nằm viện cùng với việc dùng kháng sinh thúc đẩy sự phát triển củaKlebsiella pneumoniae,một vi khuẩn phổ biến và nổi tiếng vì gây ra các bệnh nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện. Khi tình trạng này xảy ra, K. pneumoniae có thể đi qua niêm mạc ruột để di chuyển từ ruột vào máu, và cuối cùng tới não, gây ra tình trạng viêm các mô và tế bào não cũng như suy giảm các chức năng nhận thức, giốngcác triệu chứng được quan sát thấy ở bệnh nhân Alzheimer.

Sơ đồ trục não-ruột, mạng lưới các dây thần kinh kết nối não - ruột và gửi tín hiệu qua lại. Ảnh: Ravinder Nagpal
Sơ đồ trục não-ruột, mạng lưới các dây thần kinh kết nối não - ruột và gửi tín hiệu qua lại. Ảnh: Ravinder Nagpal

Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa nhiễm trùng K. pneumoniae và bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra các phương thức chữa trị mới mẻ hơn nữađể ngăn tình trạng người mắc bệnh Alzheimer ngày càng tăng, bên cạnh các biện pháp điều trị đám rối (tau) và mảng (amyloid), hai loại protein gây ảnh hưởng độc hại trong não người bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Infectious Diseases.

Nguồn: