Theo thống kê của JM, rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất thế giới. Lượng độc của loài rắn này đo được là LD50 = 0,0001 mg.
1. Rắn biển Belcher. Nằm trong họ rắn hổ, được Gray mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1849. Lượng độc của loài rắn này cực mạnh, đo được LD50 = 0,0001 mg.
2. Rắn rung chuông (rắn đuôi chuông). Nhóm rắn độc thuộc các chi Crotalus và Sistrurus, thuộc phân họ Crotalinae. Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.
3. Rắn tử thần. Loài rắn độc có nguồn gốc ở Australia. Loài rắn này sẽ ngụy trang và tấn công kẻ thù nếu bị đe dọa.
4. Rắn Taipan nội địa. Loài bản địa của Australia và được xem là loài rắn độc nhất trên thế giới căn cứ số chỉ định LD50. Tuy là rắn độc, nhưng nó rất nhát và hay lẩn lút, luôn luôn tìm cách chạy trốn nếu có sự cố.
5. Rắn Pseudonaja Textilis. Là loài rắn độc có nguồn gốc ở Australia, Papua New Guine và Indonesia. Loại rắn này có lượng độc cực mạnh, đo được LD50.
6. Rắn cạp nia nam (rắn hổ khoang, rắn vòng bạc). Loài cạp nia thuộc họ rắn hổ, được mô tả năm 1758 bởi Linnaeus. Loài rắn này phân bố ở Campuchia, Indonesia (Java, Sumatra, Bali, Sulawesi), Malaysia (Malaya), Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
7. Rắn Mamba đen. Là loài rắn độc đặc hữu tại châu Phi, hạ Sahara. Nọc độc của rắn mamba đen chứa độc tính cao, có khả năng gây bất tỉnh ở người trong vòng 45 phút hoặc ít hơn. Nếu không có chất kháng nọc độc hiệu quả để điều trị, tử vong thường xảy ra trong khoảng 7 - 15 giờ.
8. Rắn hổ. Là loại rắn độc xuất hiện ở các vùng phía Nam của Australia, bao gồm các hòn đảo ven biển và Tasmania. Đây là loại rắn cực độc nằm trong họ rắn hổ.
9. Rắn hổ mang Philippines. Là loài rắn phun nọc rất độc nguồn gốc từ khu vực phía Bắc của Philippine. Loài này được Taylor mô tả khoa học đầu tiên năm 1922.
10. Rắn Echis. Chi rắn độc trong họ Rắn lục, chúng sống chủ yếu ở khu vực khô của châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Srilanka. Nạn nhân khi trúng phải chất độc này sẽ nhanh chóng tử vong do haemotoxin phá hủy hồng cầu, làm đông máu dẫn đến suy đa tạng gây tử vong.
Lương Ngọc (Theo JM)