Chỉ cần lướt qua các kênh truyền hình trên khắp thế giới, bạn sẽ thấy một điều kỳ lạ đang xảy ra: Khi một phụ nữ và một đàn ông cùng dẫn một chương trình truyền hình, dù đó là chương trình tin tức, tọa đàm hay giải trí, MC nữ luôn được bố trí ngồi ở phía bên tay trái của MC nam, tức là ngồi ở bên phải theo hướng xem ti vi của khán giả.
Thực tế tưởng như hiển nhiên trên đang làm dấy lên một cuộc tranh cãi nảy lửa
ở những người trong nghề.
Theo "luật bất thành văn" trong ngành công nghiệp truyền hình, vị trí ngồi
dẫn chương trình bên trái (theo hướng xem tivi của khán giả) được dành cho MC
lớn tuổi hơn hay có thâm niên cao hơn. Và tình cờ, những MC này lại thường là
nam.
|
Việc nữ MC kỳ cựu Louise Minchin được xếp ngồi bên tay trái nam MC mới của
chương trình Breakfast trên kênh BBC đang vấp phải những chỉ trích về sự phân
biệt đối xử với nữ giới. Ảnh: Daily Mail |
Hiện, một cuộc tranh luận nảy lửa về sự phân biệt đối xử với nữ giới đã nổ ra
khi các khán giả xem chương trình Breakfast trên kênh BBC phát hiện, nam MC mới
của chương trình - Dan Walker - được xếp ngồi ở vị trí bên trái ghế sofa, trong
khi nữ MC kỳ cựu Louise Minchin vẫn ngồi bên phải - vị trí thường dành cho người nhỏ tuổi hơn.
Nữ MC Minchin, 47 tuổi đã dẫn chương trình nổi tiếng này được hơn 10 năm,
trong khi MC Walker, 38 tuổi, chỉ mới được đưa vào dẫn cặp với bà được vài tuần.
Adele Clarke, một khán giả bất bình ở Cheshire, Anh, bày tỏ: "Tôi cảm thấy
khó chịu khi nhìn 'chàng trai mới' Dan Walker được xếp ngồi bên trái ... trong
khi Louise Minchin, người dẫn chương trình kinh nghiệm hơn nhiều vẫn xếp ở vị
trí 'số 2'. Sẽ mất bao lâu để BBC và hầu hết các kênh truyền hình khác theo kịp
với phần còn lại của chúng ta trong thế kỷ 21? Hãy dũng cảm lên. Thử xếp một phụ
nữ ngồi ở bên trái và xem thế giới vẫn tiếp tục tiến lên như thế nào".
Oona King, một cựu nghị sĩ Công đảng Anh và quản lý tại kênh Channel 4, đổ
lỗi điều này cho "sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở mức độ thấp" đang thịnh hành
trên truyền hình: "Có vẻ kỳ lạ nếu bạn để những phụ nữ giàu kinh nghiệm hơn ở vị
trí thứ yếu hoặc phụ trợ, khiến họ luôn đóng vai trò thứ 2 sau nam giới. Điều đó
ảnh hưởng tới cả những cô gái trẻ và phụ nữ trưởng thành trong hành vi ứng xử cũng như sự
kỳ vọng của họ về những gì bản thân có thể làm được", bà King nhấn mạnh.