Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy nhà máy bia lâu đời nhất thế giới, với bã bia 13.000 năm tuổi, ở một hang động tiền sử gần Haifa ở Israel.
Nhà máy này được phát hiện khi các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu một địa điểm chôn cất của những người săn bắn hái lượm bán du cư.
Việc nấu bia được cho là có từ 5.000 năm trước, nhưng phát hiện mới nhất có lẽ sẽ lật ngược lịch sử của bia.
Các phát hiện cũng chỉ ra rằng bia không nhất thiết phải là một sản phẩm phụ của việc làm bánh mì như từng nghĩ trước đây.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể xác định cái nào có trước, và trong số phát hành tháng 10 của tờ Journal of Archaeological Science: Reports, họ đưa ra giả thuyết rằng bia đã được nấu cho các lễ hội để tôn vinh người đã khuất.
Li Liu, một giáo sư tại Đại học Stanford, người dẫn đầu đội nghiên cứu, phát biểu với Stanford News: “Điều này giải thích cho ghi chép lâu đời nhất thế giới về rượu do con người làm”.
Bà Liu cho biết họ đã tìm kiếm các manh mối về loại thực vật mà người Natufian – những người sống vào giữa thời kì Đồ đá cũ và thời kì Đồ đá mới – đã ăn, và trong cuộc tìm kiếm, họ đã tìm thấy dấu vết của một loại rượu làm từ lúa mì và lúa mạch.
Những dấu vết được phân tích được tìm thấy ở các cối đá – sâu tới 60cm – được đục vào sàn hang động, dùng để lưu trữ, giã và nấu các loại thực vật khác nhau, bao gồm yến mạch, đậu và sợi vỏ cây, như sợi lanh.
Việc ủ bia cổ đại, giống cháo đặc hay cháo suông hơn, được cho là trông khá khác thứ bia chúng ta biết ngày nay.
Đội nghiên cứu đã thành công tái tạo việc ủ bia cổ đại để so sánh với bã bia họ tìm được.
Theo nghiên cứu, việc này gồm trước hết là để thóc nảy mầm để tạo ra mạch nha, sau đó đun nóng nước ủ rượu và để nó lên men bằng men tự nhiên.
Rượu cổ đại đã được lên men nhưng có lẽ nhẹ hơn bia hiện đại.
Theo Dantri