Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Mỹ và Mexico vừa tuyên bố phát hiện ra một hệ sinh thái mới ở phía nam vịnh California với nhiều loài chưa từng được biết đến trước đây.
Nằm sâu dưới đại dương, các nhà khoa học đã phát hiện ra hệ sinh thái mới có liên quan đến các lỗ thông thủy nhiệt.
Khu vực có hệ sinh thái mới được đặt tên là Jaich Maa, nó nằm trong lưu vực Pescadero ở phía nam của Vịnh California, nằm dưới độ sâu 3.800m so với mặt nước biển.
Lỗ thông thủy nhiệt là một hiện tượng hấp dẫn các nhà khoa học. Đó là những vết nứt thoát nhiệt từ những thay đổi địa chất dưới lòng đáy biển và thường là các loại núi lửa.
Chúng cũng là ốc đảo giàu dinh dưỡng cho cuộc sống dưới đáy biển. Ở đó, các nhà khoa học tìm thấy những vi khuẩn dồi dào kì lạ ăn năng lượng hóa học được tạo ra bởi hydro sunfua phun ra từ các lỗ thông hơi.
Sau đó, lại có rất nhiều động vật lớn hơn di chuyển để ăn các vi khuẩn sinh sôi nảy nở, và cứ thế chuỗi thức ăn bắt đầu đa dạng hơn nhiều.
Khu vực Jaich Maa mới được tìm thấy có nhiệt độ cực cao, lên tới 287 độ C.
Jaich Maa thực tế không xa đất liền, ở đó là nơi sinh sôi của hệ sinh thái đặc biệt nhưng lại nguy hiểm với con người vì vấn đề thiếu oxy, áp lực nước rất lớn và nhiệt độ khắc nghiệt.
Chỉ đến những năm gần đây, những tiến bộ trong công nghệ robot đã cho phép các nhà khoa học khám phá chi tiết hơn môi trường dưới nước đầy thách thức như vậy.
Trong số các sinh vật biển phong phú chưa từng được quan sát trước đây trong khu vực có lỗ thông thủy nhiệt được biết đến, hải quỳ tập trung dày đặc.
Bên cạnh các loài mới được khám phá, các nhà khoa học tin rằng vẫn còn nhiều thứ chưa được khám phá hết.
Những địa điểm thông thủy nhiệt này lưu trữ hệ sinh thái đa dạng, nhưng có một số ít động vật dường như thống trị như loài giun Oasisia, hải quỳ và giun vảy xanh rực rỡ.
"Đại dương sâu thẳm trên Trái Đất vẫn là một trong những nơi chưa nhiều bí ẩn chưa được khám phá nhất trong hệ mặt trời", nhà địa chất học Robert Zierenberg thuộc Đại học California Davis cho biết.
Theo Dantri