Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 2, pháo binh Đức kết hợp các đơn vị thiếp giáp gần như không có đối thủ trên chiến trường, mặc dù họ không sở hữu các khẩu pháo mạnh mẽ nhưng bù lại chúng lại có sự cơ động. Và tiêu biểu nhất trong số đó có lẽ SdKfz 124 (Wespe) một trong những mẫu pháo tự hành chủ lực của Đức trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Dù được phát triển trong đầu những năm 1940 nhưng mãi đến 1942, SdKfz 124 mới thực sự tham chiến trong các đơn vị panzer Đức và dĩ nhiên nó được điều động ngay lập tức đến Mặt trận phía Đông trong khi phía Tây châu Âu đã hoàn toàn rơi vào tay của Hitler. Nguồn ảnh: Arms-expo.
SdKfz 124 chính thức tham chiến lần đầu tiên vào năm 1943 và tỏ ra khá thành công trên chiến trường khi cho phép triển khai hỏa lực hổ trợ bộ binh một cách hiểu quả nhất, bên cạnh khả năng cơ động của SdKfz 124 cũng được đánh giá khá cao vượt trội các mẫu pháo kéo thông thường. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Về mặt thiết kế SdKfz 124 là sự kết hợp giữa khung gầm xe tăng hạng nhẹ Panzer II vào mẫu lựu pháo 105mm leFH 18 tiêu chuẩn của Quân đội Đức khi đó. Bản thân khung gầm Panzer II cũng được sửa đổi đôi chút để phù hợp hơn với khẩu pháo nặng 3 tấn mà nó phải mang. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Độ dày giáp bảo vệ trên khung gầm Panzer II của SdKfz 124 vẫn được giữ nguyên ở một số vị trí còn được bổ sung thêm về cơ bản là từ 5-30mm, với vị trí được bảo vệ tốt nhất là phía trước thân xe. Tuy nhiên vị trí lái xe trên SdKfz 124 lại chật chội hơn rất nhiều so với Panzer II một phần do yêu cầu tác chiến của nó không đòi hỏi phải di chuyển liên tục. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Trái tim của SdKfz 124 chính là hệ thống động cơ xăng Maybach HL 62 TR 6 xi-lanh, có công suất 138 mã lực cho phép cỗ pháo này có thể di chuyển với vận tốc 40km/h ngay cả khi nó nặng lên tới 11 tấn. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Cận cảnh pháo tự hành SdKfz 124, ta có thể thấy một phần khung gầm Panzer II được sửa đổi trên SdKfz 124, nó được trang bị một tháp pháo cố định với thiết kế mở phía sau còn pháo 105mm leFH 18 được đặt lùi về phía sau xe để tạo trọng tâm khi bắn. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Mặc dù 105mm leFH 18 được thiết kế từ đầu những năm 1930 nhưng đến mãi CTTG 2 nó vẫn là một trong nhưng mẫu lựu pháo tốt nhất mà Đức có trên chiến trường. Với chiều dài nòng cơ sở gần 3m sử dụng cơ cấu bệ khóa nòng thanh trượt ngang, 105mm leFH 18 có tốc độ bắn chiến đấu từ 6-8 phát/phút với sơ tốc đầu đạn 470m/s. Tầm bắn hiệu quả của mẫu pháo này có thể đạt tới hơn 10.000m. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Còn bản thân SdKfz 124 nó có thể mang theo tới cơ số đạn lên đến 40 viên cho bán kính chiến đấu 220km, kíp chiến đấu của mẫu pháo tự hành này cũng chỉ 5 người với 1 chỉ huy, 1 lái xe và ba pháo thủ. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Trong ảnh là khoang tháp pháo của SdKfz 124 với thiết kế khá rộng rãi, có cả vị trí để đạn và rảnh đẩy đạn nhằm tăng tốc độ tái nạp đạn sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Dù có thiết kế tháp pháo khá mở thuận tiện cho việc tác chiến nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định khi lớp giáp bảo vệ tháp pháo quá mỏng, chỉ có thể bảo vệ kíp chiến đấu trước các đạn bộ binh hoặc mảnh đạn pháo hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Một đơn vị SdKfz 124 thường được trang bị 6 khẩu SdKfz 124 trong đó có cả xe chở đạn và hổ trợ hậu cần cho mẫu pháo tự hành này. Nguồn ảnh: Arms-expo.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1942 đến 1943, Đức chỉ có thể sản xuất được gần 700 chiếc SdKfz 124 và con số đó là chưa đủ để tạo nên sự khác biệt trên chiến trường khi ở Mặt trận phía Đông pháo binh Liên Xô ngày càng lớn mạnh hơn trước. Nguồn ảnh: Military Factory.
Với những điểm nhấn trong thiết kế của mình nhìn chung SdKfz 124 là một mẫu pháo tự hành thành công trong CTTG 2 nhưng nó cũng không thể giúp quân Đức có được những lợi thế chiến lược trên Mặt trận phía Đông. Và sự thất bại của Đức cũng đặt dấu chấm hết cho SdKfz 124 và những người anh em của nó. Nguồn ảnh: Military Factory.