Số lượng người chết vì chụp ảnh "tự sướng" (selfie) đã lên tới 73 người chỉ trong riêng 9 tháng đầu 2016, trong khi số người chết do bị cá mập tấn công mỗi năm chỉ khoảng 10 đến 12 người.

Theo số liệu nghiên cứu từ 2 đại học Carnegie Mellon University (Mỹ) và Indian Universities (Ấn Độ), số lượng người chết do chụp "tự sướng" giai đoạn từ tháng 3/2014 đến tháng 9/2016 đã lên tới con số 127. Trong đó, số vụ chết vì cách chụp ảnh này ngày càng gia tăng, khi năm 2014 chỉ 15 vụ, 2015 là 39 vụ và 9 tháng đầu 2016 là 73 vụ.

chet-do-chup-selfienhieu-hon-ca-do-bi-ca-map-tan-cong

Một người phụ nữ Trung Quốc bị tàu hỏa tông do mải chụp ảnh "tự sướng".

Từ số liệu, Ấn Độ là quốc gia có số vụ chết do chụp ảnh selfie cao nhất thế giới với 76 vụ, tiếp đến là Pakistan (9 vụ), Mỹ (8 vụ), Nga (6 vụ)… Điều ngạc nhiên là tỷ lệ đàn ông chết vì chụp "tự sướng" cao hơn phụ nữ với 76%. Ngoài ra, 70% nạn nhân có độ tuổi dưới 25.

Metronhận định, những con số trên có thể khiến nhiều người"giật mình", bởi theo thống kê củaInternational Shark Attack File, mỗi năm chỉ có khoảng 100 vụ cá mập tấn công được báo cáo, và chỉ 10 – 12 trường hợp trong đó tử vong.

Theo đại diện nhóm nghiên cứu, những người tử vong do chụp "tự sướng" do lựa chọn các địa hình hiểm trở hoặc những khu vực nguy hiểm nhằm có được những bức ảnh "độc" để đăng lên mạng xã hội. Có 8 yếu tố phổ biến liên quan đến cái chết khi selfie gồm độ cao, nước, cả độ cao và nước (ví dụ thác nước), lửa, vũ khí, xe cộ, điện và động vật.

chet-do-chup-selfienhieu-hon-ca-do-bi-ca-map-tan-cong-1

Nhiều bạn trẻ bất chấp nguy hiểm để có những bức hình "sống ảo".

Washington Post ghi nhận, trong tháng 3/2016, một người đàn ông ở tiểu bang Washington đã tự bắn vào mặt khi đang chụp selfie, vì tưởng trong súng không có đạn. Trong năm 2015, một nhóm người Ấn Độ đã ngồi trên đường ray, chụp ảnh "tự sướng" khi tàu hỏa đang đến gần. Sau khi chụp xong, cả nhóm đã không thoát kịp, và 3 trong số 4 người tử nạn.

Chính vì những nguy hiểm trên, nhiều quốc gia đã ban hành quy định hạn chế cách chụp ảnh này. Tại Ấn Độ, chính phủ đã yêu cầu các bang lập vùng cấm selfie ở một số khu du lịch. Tại Nga, nhiều poster quảng cáo cũng đã được dựng lên, cảnh báo người dân không nên selfie ở các khu vực không an toàn.