Loài rắn nhỏ Tiger Keelback săn cóc độc nhiều hơn khi mang thai để truyền chất độc lại cho những đứa con non có thể chống trả kẻ thù.
Rắn hổ Tiger Keelback là một loài rắn nhỏ, có
màu cam, ô-liu và đen, sinh sống ở vùng Đông Á như Nhật Bản, và một
số nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loài rắn này ở Việt Nam, còn có tên
gọi dân gian là rắn hổ lửa hay rắn hoa cỏ. Ảnh một con rắn Tiger Keelback đang thè lưỡi đánh hơi con mồi.
Để bảo vệ mình rắn hổ Keelback có hai tuyến
chứa độc bufadienolides ở cổ. Những chất độc này khi phóng ra sẽ gây hại cho
tim của đối phương. Ảnh cận cảnh phần cổ và đầu rắn Tiger Keelback.
Thế nhưng độc tố đó lại không phải do loài
rắn này tự sản xuất ra. Trong thực tế chúng đã “chiết xuất” độc từ những con
cóc khi chúng ăn vào, và đưa các độc tố của cóc đi vào hai nang ở cổ của mình
để có thể phòng thân trước những kẻ săn mồi. Cận cảnh rắn Tiger Keelback bắt cóc độc.
Điểm thú vị ở chỗ, nhưng con rắn cái trong
thời kỳ mang thai thường dành 2/3 thời gian ở trong các khu rừng. Chúng thường
tích cực săn rất nhiều cóc, đặc biệt là cóc độc. Con rắn Tiger Keelback đang nuốt con cóc độc từ phía sau.
Mặc dù việc săn được cóc độc không phải dễ
dàng vì chúng thường hiếm hơn các con mồi dễ săn khác như ốc sên chẳng hạn.
Nhưng mỗi một con mồi độc như vậy sẽ rất có giá trị với rắn Tiger Keelback. Ảnh rắn Tiger Keelback đang nuốt ếch.
Bởi vì khi những con rắn hổ nhỏ sinh ra vào
cuối mùa hè, hàm của chúng còn quá nhỏ để có thể nuốt được những con cóc. Cho
nên chúng sẽ không có cách nào sở hữu được những độc tố bufadienolides cho tới
khi có những con cóc nhỏ xuất hiện vào mùa xuân. Như thế các con rắn này sẽ dễ
dàng bị kẻ thù tiêu diệt. Cận cảnh rắn Tiger Keelback bắt ếch xanh.
Thế nhưng nhờ chăm chỉ săn cóc độc khi mang
thai, rắn mẹ đã hấp thu chất độc và có thể truyền lại cho những đứa con non của
mình qua việc đưa những hóa chất này qua noãn trứng. Ảnh rắn Tiger Keelback đang thè lưỡi.
Các nghiên cứu cho thấy, những con rắn mẹ
càng hấp thu nhiều chất độc được từ cóc thì những đứa con của nó sẽ có sự khởi
đầu trong cuộc sống tự lập càng tốt. Lưỡi rắn có khả năng đánh hơi con mồi và cũng góp phần định vị rất tốt cho rắn.
Văn Biên (theo NatGeo)