Ngày 27/3, Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Giảng dạy Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới Pháp Frédérique Vidal đã có buổi hội đàm song phương trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại hội đàm, nội dung về tình hình hợp tác KH&CN, chính sách quốc gia về khoa học, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, phương hướng và cơ chế hợp tác trong thời gian tới đã được thảo luận.
Theo đó hai bên cùng khẳng định việc sớm triển khai các chuyến khảo sát để trao đổi và tìm hiểu về khả năng hợp tác và hướng tới việc ký kết thỏa thuận hợp tác mới giữa hai Bộ như đã đề cập trong Tuyên bố Ý định hợp tác KH&CN nhằm đưa quan hệ hợp tác về KH&CN trở thành một lĩnh vực hợp tác trọng điểm trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2013.
Những gợi mở từ Chương trình "Hoa Sen"
Pháp là một trong những quốc gia lớn trong Liên minh Châu Âu, có tiềm lực mạnh về KH&CN và là một trong những địa bàn ưu tiên về hợp tác KH&CN của Việt Nam.
Hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Pháp đã được triển khai từ năm 1977 thông qua Hiệp định hợp tác văn hóa, khoa học và kỹ thuật ký ngày 27/4/1977.
Ngày 07/3/2007, hai Chính phủ ký Hiệp định hợp tác KH&CN.
Để triển khai Hiệp định này, Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp đã ký Thỏa thuận về Chương trình hỗ trợ trao đổi khoa học “Hoa Sen” với mục đích phát triển các hoạt động hợp tác KH&CN xuất sắc giữa các tổ chức nghiên cứu của hai nước cũng như khuyến khích nhà nghiên cứu trẻ tham gia.
Nhìn lại sau 10 năm thực hiện Chương trình Hoa Sen, hai bên đã có những trao đổi khoa học về y tế, nông nghiệp, công nghệ sinh học - dược học, vật liệu mới... Việt Nam đã có nhiều cán bộ được đào tạo ngắn hạn, đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ và có công bố quốc tế, trong nước. Nhà khoa học của Việt Nam có cơ hội được làm việc trong môi trường hiện đại, sử dụng các thiết bị nghiên cứu tiên tiến và tiếp cận với nhiều kết quả nghiên cứu mới.
Bên cạnh đó, hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong các lĩnh vực khác cũng được hai bên tích cực đẩy mạnh như hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, sở hữu trí tuệ, công nghệ vũ trụ...
Tại hội đàm, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, “Bên cạnh việc trao đổi khoa học thông qua Chương trình Hoa Sen thời gian qua, hai bên cũng cần xem xét một cơ chế hợp tác nghiên cứu chung. Đây là Chương trình mà Việt Nam đã triển khai với nhiều quốc gia nhằm thực hiện hiệu quả các nguồn lực song phương”.
Để có thể xây dựng một cơ chế hợp tác nghiên cứu chung, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng trước mắt hai bên cần tích cực triển khai Tuyên bố Ý định hợp tác KH&CN đã ký kết năm 2016. Hai bên sẽ sớm thực hiện khảo sát luân phiên nhằm đánh giá tác động hợp tác KH&CN giữa hai nước trong 10 năm qua, thường xuyên và tích cực trao đổi để tìm ra giải pháp chung và cơ chế mới thúc đẩy hợp tác KH&CN hai nước.
Việt Nam mong muốn được hợp tác với Pháp trong các lĩnh vực là thế mạnh của Pháp như:
năng lượng hạt nhân,
hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, y tế, nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm…
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tin tưởng rằng, với sự nỗ lực của cả hai bên, hợp tác KH&CN giữa hai nước một lần nữa sẽ khởi sắc và ghi được nhiều dấu ấn thành công, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế bền vững của hai nước.
Bộ trưởng Bộ Giảng dạy Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới Pháp Frédérique Vidal chia sẻ, Pháp sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam hợp tác nghiên cứu trong trường đại học, hỗ trợ khởi nghiệp và khuyến khích các nhà khoa học trẻ tham gia nghiên cứu.
Hai bên nhất trí trong thời gian tới tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác
trong lĩnh vực ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chính sách KH-CN và đổi
mới sáng tạo, khởi nghiệp và kết nối doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, tiêu
chuẩn đo lường chất lượng, và năng lượng nguyên tử.
Việt Nam: Mối quan tâm đặc biệt của Chính
phủ dành cho KH&CN
Bộ trưởng Bộ KH&CN Việt Nam Chu
Ngọc Anh tặng quà lưu niệm Bộ trưởng Bộ Giảng dạy Đại học, Nghiên cứu và
Đổi mới Pháp Frédérique Vidal.
Theo Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ
KH&CN, tại Hội đàm, hai bên đã chia sẻ thông tin về KH&CN và đổi mới sáng tạo của hai nước.
Hiện nay
tổng đầu tư xã hội cho KH&CN đạt 0,5%-0,6% GDP, trong đó trên 60-70%
từ ngân sách nhà nước, còn lại từ khu vực doanh nghiệp và vốn nước
ngoài. Mặc dù, tỷ lệ này còn thấp so với các quốc gia có nền KH&CN
phát triển, nhưng cũng đã thể hiện được sự nỗ lực và quan tâm của Chính
phủ.
Năm
2016, Việt Nam có 167.746 người tham gia hoạt động nghiên cứu và phát
triển tập trung phần lớn tại các tổ chức KH&CN công lập. Cả nước có
gần 2.500 tổ chức KH&CN trong đó có 02 Viện Hàn lâm và 02 Đại học
quốc gia; có 03 Khu CNC ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Việt
Nam có 16 phòng thí nghiệm trọng điểm đã được đầu tư và đưa vào khai
thác sử dụng thuộc 07 lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,
công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo máy và tự động hóa, hóa dầu, năng
lượng và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, Việt Nam có khoảng 23 vườn ươm doanh nghiệp và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Tổng
công bố quốc tế của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu Web of Science giai
đoạn 2011-2016 là 16.104 bài báo, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau
Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Về
chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), năm 2017, Việt Nam xếp hạng 47
(tăng 12 bậc so với 2016, 5 bậc so với 2015). Đây là thứ hạng tốt nhất
Việt Nam đạt được từ trước đến nay.
Về
chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), Việt Nam cũng có sự cải
thiện đáng ghi nhận. Giai đoạn 2011-2015, thứ hạng của Việt Nam dao động
trong khoảng từ 56 đến 75.
Giai đoạn tới, Việt Nam tập trung chính sách
đổi mới hệ thống tổ chức KH&CN, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý,
phương thức đầu tư và cơ chế tài chính, phát triển các trung tâm nghiên
cứu hiện đại, thí điểm thực hiện cơ chế hợp tác công - tư, quy hoạch
phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên phát triển công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ liên ngành, phát triển thị trường KH&CN, tăng
cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN.
Trong khi đó, về
đầu tư cho KH&CN, hiện Pháp dành 2,24% GDP cho nghiên cứu và phát
triển và mục tiêu sẽ là 3% vào năm 2020. Hiện nay, Pháp có khoảng
575.800 người tham gia vào hoạt động nghiên cứu, mỗi năm 14.500 nghiên
cứu sinh được trao bằng tiến sĩ. Pháp hiện nay đứng thứ 7 thế giới về
xuất bản các ấn phẩm khoa học, đứng thứ 4 trên thế giới trong hệ thống
bằng sáng chế Châu Âu.
Được biết, Pháp là nước có thế mạnh về
năng lượng hạt nhân, hàng không
vũ trụ, môi trường và sinh thái, nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, y
tế, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
Pháp đang xây dựng chiến
lược quốc gia về nghiên cứu và đổi mới trên quy mô quốc tế nhằm tăng
cường vị trí của mình trong các lĩnh vực nghiên cứu nói trên. Theo Chiến
lược này, 5 nội dung chính của hợp tác KH&CN quốc tế được xác định
gồm: tăng
cường vai trò của Pháp và Châu Âu trong các diễn đàn khoa học toàn cầu;
tăng sự hấp dẫn của Pháp cho các nhà nghiên cứu; phát triển chính sách
khuyến khích nghiên cứu công – tư tầm quốc tế; tăng cường hợp tác với
đối tác khoa học quốc tế; nghiên cứu phục vụ phát triển...