Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Long An đã tiếp nhận mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGap từ Khu Nông nghiệp công nghệ cao và đưa về trồng tại Trạm Nghiên cứu ứng dụng KH&CN Đồng Tháp Mười, xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.

Dưa lưới thuộc họ bầu bí, là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi. Hiện, dưa lưới đang là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và thương phẩm khá.

Dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón và là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương,thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón và là nguồn phong phú beta-carotene, acid folic, kali và vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương,...

Thu hoạch dưa lưới trong dự án.
Thu hoạch dưa lưới trong dự án. Ảnh: Sở KH&CN Long An.

Nhà màng được xây dựng để thực hiện mô hình có diện tích 300m2 (16 m x 18,75 m), có lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng đầu ghim capinet 40 cm, có chế độ điều khiển tưới tự động nhằm giảm công lao động tại mô hình. Theo tin từ Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ Long An, giống dưa lưới được lựa chọn trong mô hình thử nghiệm này là giống Taki – Nhật có độ Brix cao (>12) và có khả năng kháng bệnh tốt hơn các giống dưa lưới khác.
Ươm cây con trong khay xốp tại nhà màng. Ảnh: Sở Khoa học và công nghệ Long An
Ươm cây con trong khay xốp tại nhà màng. Ảnh: Sở KH&CN Long An

Hạt giống dưa lưới được ươm trong khay xốp và trồng trong túi nilong với giá thể có kích thước 20x40cm. Giá thể gieo hạt là mụn xơ dừa đã được xử lý chất chát (tanin), phân hữu cơ (trùn quế hoặc phân chuồng) đã được xử lý bằng tricoderma và tro trấu phối trộn theo tỷ lệ tương ứng là 70% + 20% + 10%. Cây được trồng thành hàng kép với mật độ 20.000 – 22.000 cây/1.000 m2.

Sau thời gian từ 45 đến 50 ngày (sau khi thụ phấn), trái dưa lưới đạt độ chín và được thu hoạch. Tổng khối lượng trái thu được là 470 trái với trọng lượng trung bình đạt 1,6kg/trái, vượt 0,2kg/trái so với chỉ tiêu ban đầu.
Theo đánh giá, dưa lưới Tiki hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của Đồng Tháp Mười, phù hợp cho việc nhân rộng. Không những thế mô hình này còn góp phần chuyển biến nhận thức cho các nông hộ canh tác nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững.