Hồng Dân là một huyện phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu. Huyện Hồng Dân được đặt theo tên Trần Hồng Dân (1916-1946), người chiến sĩ cách mạng.

Nguồn gốc gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân

Huyện Hồng Dân được chính quyền cách mạng của lực lượng Việt Minh thành lập vào năm 1947, ban đầu thuộc tỉnh Rạch Giá, do đổi tên từ huyện Phước Long trước đó. Năm 1952, huyện Hồng Dân được giao cho tỉnh Bạc Liêu. Tháng 10 năm 1954, huyện Hồng Dân trở lại thuộc tỉnh Rạch Giá. Tháng 10 năm 1957, huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, khi đó huyện Hồng Dân lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1976.

Ngày 29/12/1978, Hội đồng Chính phủ phân định lại địa giới hành chính các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải. Theo đó huyện Hồng Dân được chia thành 2 huyện, lấy tên là huyện Hồng Dân và huyện Phước Long.

Đồng lúa huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Báo Bạc Liêu.
Đồng lúa huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Báo Bạc Liêu.

Gạo Một bụi đỏ Hồng Dân là một đặc sản truyền thống và nổi tiếng được sản xuất trên một diện tích lớn của huyện Hồng Dân và huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Chất lượng gạo một bụi đỏ được hình thành do đây là giống lúa có sức sống khỏe, thích nghi được ở vùng nhiễm phèn, mặn.

Xuất xứ gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Hồng Dân là sản phẩm gạo một bụi đỏ, được:

- Sản xuất và chế biến từ giống lúa một bụi đỏ, là giống bản địa, có nguồn gốc là cây lúa hoang, sống khỏe được ở vùng nhiễm phèn, mặn;

- Sản xuất trong phạm vi lãnh thổ thuộc các xã: Lộc Ninh, Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc A, Ninh Hòa, Ninh Quới A của huyện Hồng dân, và xã: Phước Long, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh và trị trấn Phước Long của huyện Phước Long.

- Chế biến và đóng gói trong phạm vi huyện Hồng Dân và huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân. Ảnh: Chính Ngọc.
Gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân. Ảnh: Chính Ngọc.