Đó là kết quả rút ra từ công bố “What next for marine ecosystem management in Vietnam: assessment of coastal economy, climate change, and policy implication”, xuất bản trên tạp chí
Environmental Research Communications.Với 3.260km bờ biển, các hệ sinh thái biển Việt Nam hết sức đa dạng với 20 loại khác như, bao gồm các rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, bãi cỏ biển ở khu vực bãi triều, cửa biển, vịnh… Các hệ sinh thái biển đã đóng gópvào sự phát triển KT-XH của Việt Nam, trong đó đóng góp của kinh tế biển chiếm 1/5 tổng GDP.
Tuy nhiên, hiện tại các hệ sinh thái biển đang bị suy thoái bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nghiêm trọng là: 1) Ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế xã hội với chất thải sinh hoạt, sản xuất từ các cộng đồng ven biển, hoạt động phát triển kinh tế, ví dụ nước thải 122 tới 163 triệu million m3/day, chỉ 20% qua xử lý; khoảng 2.000 hóa chất đổ ra biển, trong đó 10% đến 15% là dầu bị rò rỉ; chỉ 41% nước thải từ việc vận hành 12.000 dự án đầu tư ở 377 khu công nghiệp và 730 cụm công nghiệp được xử lý; bùn từ quá trình nuôi trồng thủy sản chứa khí độc như hydro sulfide, ammonia, methane; 2) Biến đổi khí hậu với các sự kiện thời tiết cực đoan như tần suất mưa bão, lượng mưa thay đổi và khó dự đoán.
Hệ quả là các hệ sinh thái biển đang bị đe dọa, trong đó mất từ 40% đến 60% bãi cỏ biển từ Quảng Ninh đến Hà Tiên, mất 70% diện tích rừng ngập mặn; từ những năm 2000 bị hủy hoại đến suy thoái 48% rạn san hô, chủ yếu ở vịnh Hạ Long, khu vực miền Trung và một số đảo; khoảng 100 sinh vật biển bị khai thác quá mức; các hệ sinh thái cỏ biển bị suy thoái chỉ còn khoảng 5.580 ha.
Do đó cần phải có chính sách quản lý hiệu quả để bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảo ngược tác động tiêu cực của khí hậu và áp lực phát triển kinh tế xã hội.