Dù ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì việc ăn món gì tốt cho sức khỏe cũng luôn là một câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn. Ai cũng biết rằng, chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mỗi người, chẳng hạn như nguy cơ béo phì cũng như nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa. Chẳng thế mà khi tìm kiếm cụm từ “chế độ ăn” trên Google, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận được rất nhiều gợi ý như “chế độ ăn giảm cân”, “chế độ ăn lành mạnh”, “chế độ ăn cho người tiểu đường”, “chế đố ăn cho người suy thận”,...
Và hệ vi sinh vật đường ruột - được hình thành bởi chế độ ăn uống - có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình trao đổi chất của vật chủ. Trong giới nghiên cứu, “điều mà ai cũng biết là vi sinh vật đường ruột
Blastocystis cực kỳ phổ biến, đặc biệt là ở các quốc gia có lối sống không ‘Tây hóa’”, trợ lý giáo sư Nguyễn Hải Long - đồng tác giả chính của nghiên cứu mới trên tạp chí Cell và là bác sĩ nghiên cứu tại Đơn vị Dịch tễ học Lâm sàng Chuyển dịch và Khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts chia sẻ với
Báo KH&PT. Tuy nhiên, tác động của
Blastocystis đối với sức khỏe con người vẫn được tranh luận trong một thời gian dài. “Khi có mặt,
Blastocystisnày có thể xuất hiện trong các xét nghiệm phân thường quy, nhưng vẫn chưa ai biết liệu nó có phải là tác nhân gây bệnh có hại cho con người không hay chỉ là một thành viên vô hại của hệ vi sinh vật đường ruột”, ông cho biết. “Ba năm trước, nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện và công bố trên tạp chí
Nature Medicinecho thấy,
Blastocystis phổ biến hơn ở những người theo chế độ ăn uống lành mạnh, bởi vậy chúng tôi quyết định tiếp tục theo dõi phát hiện thú vị này”.
Vi sinh vật và chế độ ăn“Cho đến nay, tác động của
Blastocystis đối với sức khỏe và các loại bệnh tật vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi và thường phụ thuộc vào bối cảnh”, trợ lý giáo sư y khoa Nguyễn Hải Long giải thích.
Là một sinh vật nhân chuẩn đơn bào phổ biến, Blastocystis có sự đa dạng đáng kể ở cấp độ di truyền và hiện được phân loại thành ít nhất 28 loài riêng biệt, được gọi là các phân nhóm. Trong đó, có it nhất tám trong số các phân nhóm (ST) này đã được xác định ở người, và ST1, ST2 và ST3 là các phân nhóm phổ biến nhất.
Để khám phá vai trò của vi sinh vật vốn phổ biến nhưng vẫn còn gây tranh cãi này, trợ lý giáo sư y khoa Nguyễn Hải Long cùng các đồng nghiệp đã tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa Blastocystis đường ruột và dinh dưỡng với các kết quả sức khỏe tim mạch chuyển hóa, bao gồm bệnh thừa cân/béo phì, tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm mối liên hệ này không hề đơn giản. Một trong những điểm khó lớn nhất của nghiên cứu nằm ở thách thức về mặt tính toán. “Muốn phát hiện được
Blastocystis trong mẫu phân thì phải có một quy trình tin sinh học cụ thể”, trợ lý giáo sư Nguyễn Hải Long giải thích và cho biết nhóm nghiên cứu đã phải phát triển các quy trình tin sinh học riêng cho dự án này.
Trong tương lai, các biện pháp can thiệp dinh dưỡng chính xác nhằm mục đích sửa đổi hệ sinh thái đường ruột có thể trở thành một chiến lược phòng ngừa bệnh khả thi và công trình của chúng tôi cho thấy rằng các loài không phải vi khuẩn chưa được đánh giá đúng mức có thể đóng vai trò đáng kể trong việc duy trì và thúc đẩy sức khỏe con người”.
Nhóm nghiên cứu
|
Để liên kết sự hiện diện của
Blastocystis với chế độ ăn uống, nhóm nghiên cứu đã tận dụng quyền truy cập của mình vào năm nghiên cứu đa quốc gia lớn với thông tin chi tiết về hệ vi sinh vật, lượng thức ăn tiêu thụ và các dấu hiệu sinh học tim mạch chuyển hóa.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn, tích hợp và hài hòa dữ liệu của gần 57.000 cá nhân từ 32 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Bắc và Nam Mỹ, tập trung vào
Blastocystis và tìm hiểu xem sự hiện diện của vi sinh vật này có làm thay đổi tác động của các loại thực phẩm khác nhau đối với sức khỏe tim mạch chuyển hóa của mỗi người tham gia vào nghiên cứu hay không.
Bên cạnh đó, do
Blastocystis đã được báo cáo trước đây ở vật chủ không phải người, nhóm nghiên cứu cũng xem xét 4.590 metagenome đường ruột từ 214 loài (bao gồm động vật có vú, bò sát, chim, lưỡng cư, côn trùng, giáp xác, động vật thân mềm, giun tròn và động vật đa bào) từ 49 tập dữ liệu công khai. Kết quả nghiên cứu mới đây đã được nhóm công bố trong bài báo “Intestinal Blastocystis is linked to healthier diets and more favorable cardiometabolic outcomes in 56,989 individuals from 32 countries” trên tạp chí
Cell.
Và bí ẩn đã phần nào được hóa giải: “vi sinh vật này có thể có vai trò hữu ích trong cách chế độ ăn uống tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người”, trợ lý giáo sư Nguyễn Hải Long cho biết. “Ít nhất, tính phổ biến của
Blastocystiscó thể cho thấy vi sinh vật này không gây bệnh.”
Theo đó, nhóm nghiên cứu phát hiện ra
Blastocystis được tìm thấy trong 8.190 mẫu phân của người trên tổng số 56.989, và sự hiện diện và số lượng của Blastocysis thay đổi tùy theo quốc gia và chế độ ăn uống. Cụ thể,
Blastocystis có liên quan đến việc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định và các chế độ ăn uống nói chung thiên về thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh và ít chế biến hơn (ví dụ như chế độ ăn của những người ăn chay).
Ngoài ra, Blastocystis hầu như không bao giờ được tìm thấy ở trẻ sơ sinh, “điều này cho thấy rằng có khả năng vi sinh vật đi vào đường ruột ở giai đoạn sau của cuộc đời con người”. Bên cạnh đó, “
Blastocystisthậm chí còn được tìm thấy trong mẫu phân từ năm 595 sau Công nguyên - phát hiện cho thấy vi khuẩn này không hoàn toàn là chỉ dấu của cấu hình hệ vi sinh vật hiện đại hơn”, trợ lý giáo sư Nguyễn Hải Long cho biết.