Các nhà khoa học đo tốc độ quay của lỗ đen dựa trên việc quan sát “sự dao động” của vật chất sao còn sót lại sau khi bị lỗ đen nuốt chửng.

Đĩa bồi tụ hình thành khi lỗ đen phá hủy một ngôi sao. Ảnh: NASA
Đĩa bồi tụ hình thành khi lỗ đen phá hủy một ngôi sao. Ảnh: NASA

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 5/2024, các nhà khoa học tại Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) lần đầu tiên đo được tốc độ quay của một lỗ đen siêu lớn cách Trái đất một tỷ năm ánh sáng.

Lỗ đen này nằm ở trung tâm thiên hà SDSS J135353.80+535949.7. Nhóm nghiên cứu ước tính nó có khối lượng gấp khoảng 700.000 lần Mặt trời và quay tương đối chậm, với tốc độ thấp hơn 25% tốc độ ánh sáng.

Các nhà khoa học đo tốc độ quay của lỗ đen dựa trên việc quan sát “sự dao động” của vật chất sao còn sót lại sau khi bị lỗ đen nuốt chửng.

Cụ thể, lực hấp dẫn cực lớn của lỗ đen tác dụng lực thủy triều lên một ngôi sao ở gần và xé toạc nó ra. Kết quả là một phần của ngôi sao bị thổi bay, trong khi phần còn lại tạo thành một đĩa bồi tụ nóng chứa vật chất sao quay quanh lỗ đen. Chiếc đĩa này dao độngchao đảo dobị lỗ đen quay tròn đẩy và kéo, phát ra tia X với cường độ cực đại theo chu kỳ 15 ngày, và đây là chìa khóa giúp các nhà khoa học xác định tốc độ quay của lỗ đen.

Nguồn: Cosmos Magazine

Bài đăng số 1294 (số 22/2024) KH&PT