Theo rà soát của tổ chức nghiên cứu quốc tế One Health Poultry Hub, Việt Nam đang thiếu các quy định chi tiết liên quan đến thuốc kháng sinh trong chất thải và môi trường. Điều này có thể
Thông tin này được đưa ra tại cuộc "Họp nhóm công tác kỹ thuật đa ngành về kháng kháng sinh trong khuôn khổ khung đối tác Một sức khỏe" do Bộ NN&PTNT cùng các đối tác quốc tế tổ chức hôm 26/7 vừa qua.
Tại cuộc họp,
One Health Poultry Hub - tổ chức nghiên cứu quốc tế tập trung vào gia cầm, có chi nhánh tại bốn nước Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, và Việt Nam - đã trình bày báo cáo “Rà soát quy định về sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ kháng sinh” ở Việt Nam.
Theo đó, hệ thống pháp lý hiện có 89 văn bản pháp luật liên quan đến thuốc kháng sinh, chủ yếu tập trung vào thuốc kháng sinh cho người và động vật.
Các quy định về sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ thuốc kháng sinh trong lĩnh vực y tế và thú y được quy định chi tiết và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, chưa có quy định chi tiết nào liên quan đến thuốc kháng sinh trong chất thải, cũng như chưa có quy định hay tiêu chuẩn nào liên quan đến việc thải kháng sinh ra môi trường.
“Đây là một khoảng trống pháp lý quan trọng cần nhanh chóng lấp đầy để có thể quản lý kháng sinh ngoài môi trường”, TS. Trịnh Thế Hùng (Học viện nông nghiệp Việt Nam), một thành viên trong nhóm rà soát của One Health Poultry Hub, nhận xét.
Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, mặc dù luật pháp cho phép các bộ, ngành sửa đổi các quy định để giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng trên thực tế, những chi tiết sửa đổi trong các nghị định, thông tư "đôi khi rất nhỏ và nằm rải rác trong các văn bản pháp luật, gây khó khăn cho các cá nhân, đặc biệt là người chăn nuôi, trong việc tiếp cận chúng". Điều này đòi hỏi các nhà quản lý nên tổ chức một cách tiếp cận thông tin mới sao cho đơn giản, cập nhật và dễ dàng hơn.
Hiện nay, Việt Nam đang hướng tới “Một sức khỏe” và không ngừng nỗ lực đẩy lùi tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng. Điều này có nghĩa là xem xét mối liên hệ hữu cơ giữa tất cả các bên liên quan, vì kháng sinh có thể đi từ động vật hoặc con người ra môi trường, gây tình trạng kháng kháng sinh, sau đó từ môi trường quay lại ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi cần có các hướng dẫn chung dựa trên căn cứ khoa học để xác định các giới hạn pháp lý về ô nhiễm thuốc kháng sinh trong môi trường. Đồng thời, họ nhấn mạnh Việt Nam cần tài trợ nhiều hơn cho các nghiên cứu liên ngành nhằm đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc kháng sinh, bao gồm các tác động đến môi trường cũng như sức khỏe con người và động vật.
Theo Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến 2045, Việt Nam cần đạt được các mục tiêu: (i) nâng cao nhận thức và hiểu biết cộng đồng về phòng chống kháng thuốc, (ii) củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ, xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật; (iii) giảm sự lan truyền của vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm; (iv) tối ưu hoá sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật một cách hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.
Chiến lược này áp dụng phương pháp tiếp cận “Một sức khỏe”. Đây là một khái niệm y tế công cộng, nhấn mạnh mối liên kết chặt chẽ giữa sức khỏe của con người, động vật và môi trường. Thay vì xem xét sức khỏe của từng yếu tố một cách độc lập, người ta coi chúng như một hệ thống liên kết, tác động lẫn nhau.
Theo đó, có ba cơ quan quản lý liên quan chính đến vấn đề kháng kháng sinh tại Việt Nam là Bộ Y tế (giải quyết vấn đề kháng sinh trên người), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (giải quyết vấn đề kháng sinh trên động vật, cây trồng) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (giải quyết vấn đề kháng sinh tồn dư trong môi trường).
|