Trong quyết định
số 36/QĐ-TTg quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu những mục tiêu quan trọng:
Đến năm 2025, Việt Nam đứng thứ nhất ASEAN, thuộc top 10 châu Á, nhóm 20 - 30 nước dẫn đầu thế giới về tên miền, nằm trong nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi Internet sang IPv6 (giao thức liên mạng thế hệ 6), hình thành từ 1 đến 2 trung tâm dữ liệu khu vực phục vụ nhu cầu của các trung tâm tài chính Việt Nam và khu vực, quốc tế; ...
Đến năm 2030, có mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo, phát triển thêm 4-6 tuyến cáp quang biển quốc tế; các nền tảng số quy mô quốc gia được hoàn thiện, vận hành thông suốt đáp ứng được yêu cầu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...
Để đạt được những mục tiêu này, quy hoạch cũng đề cập đến một số giải pháp KH&CN quan trọng và cần thiết như khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, làm chủ các công nghệ mới như mạng viễn thông thế hệ mới, IoE, AI, BigData, Blockchain; hợp tác với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước, mua, nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến; khuyến khích, hỗ trợ hoạt động đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ,v.v; phát triển các nền tảng số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp công nghệ như dịch vụ như các nền tảng số trí tuệ nhân tạo, IoT, phân tích dữ liệu, thanh toán số... để hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm phát triển các sản phẩm trọng điểm Make in Viet Nam phục vụ Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh...
Bài đăng số 1275 (số 3/2024) KH&PT