Loài ong mới thuộc chi Habrophorula - một chi hiếm gặp chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam.
44
Trong chuyến đi thực địa tại Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén (Cao Bằng), các nhà khoa học đã phát hiện một con ong nhỏ đang bay từ bông hoa này sang bông hoa khác. Tờ
Miami Herald cho biết, con ong này có màu vàng cam, với những chùm lông nhỏ chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Nó thuộc một chi ong quý hiếm -
Habrophorula. Chi
Habrophorula thuộc nhóm
Elaphropoda nhỏ của phân họ
Anthophorinae
Các nhà khoa học đặt tên cho loài mới là Habrophorula belladeceptri.
Theo nghiên cứu được công bố trên
tạp chí ZooKeys vào ngày 18/4, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, TS Trần Thị Ngát (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam), GS Michael S. Engel (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ) nhận thấy loài
Habrophorula belladeceptri có bề ngoài rất dễ nhầm lẫn với loài Habrophorula nigripes từng được ghi nhận tại Trung Quốc. Tuy nhiên, loài mới có những khác biệt với các loài khác cùng chi qua bộ phận sinh dục đực, màu sắc của các đốt bụng và lông.
Cá thể cái của loài ong này được thu thập trên hoa của loài Nóng roxburgh (Saurauia roxburghii Wall.) và Nóng hoa hồng (Saurauia napaulensis DC.) thuộc họ Dương đào (Actinidiaceae ), cá thể đực được ghi nhận trên hoa của loài Bông ổi (Lantana camara L.) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Những con ong chỉ dài khoảng một cm, gần bằng chiều dài của một chiếc ghim. Theo nghiên cứu, chúng có đầu rộng, hàm dưới dày với ba chiếc răng.
Chi Habrophorula rất hiếm gặp, vì chỉ có bốn loài từng được tìm thấy, tất cả đều được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, gồm Habrophorula ferruginipes Wu ở Quảng Tây, Habrophorula nigripes Wu ở Quý Châu, Habrophorula nubilipennis ở Phúc Kiến, Habrophorula rubigolabralis Wu ở Giang Tây.
Đây là loài đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Các mẫu ong trong nghiên cứu này được lưu giữ trong bộ sưu tập của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và tại Phòng Động vật không xương sống, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ.